Sàn thương mại điện tử là gì? P2
Giỏ hàng 0

CHƯƠNG III: SÀN THƯƠNG MAI - Sàn thương mại điện tử là gì? P2

Ngày đăng: 02:24 PM 17/04/2021 - Lượt xem: 755

Để hiểu chi tiết hơn về kinh doanh thương mại điện tử là gì thì chúng ta cần tìm hiểu và hiểu rõ các mô hình hoạt động của nó. Hiện tại chúng ta có tất cả 9 hình thức giao dịch điện tử.

Trong số đó 4 hình thức chúng ta thường nghe nhất là: B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng), B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), C2C (người tiêu dùng với người tiêu dùng), C2B (người tiêu dùng đến doanh nghiệp).

5. THẤU HIỂU CÁC HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

 

 

B2C: DOANH NGHIỆP TỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Thương mại điện tử B2C bao gồm các giao dịch được thực hiện giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là một trong những mô hình bán hàng được sử dụng rộng rãi nhất trong bối cảnh thương mại điện tử. Ví dụ, khi bạn mua giày trực tuyến từ nhà sản xuất Biti’s, đây là một giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.

B2B: DOANH NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP

Thương mại điện tử B2B liên quan đến các hoạt động thương mại được thực hiện giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như giữa nhà sản xuất với các đại lý hoặc nhà bán lẻ. Thông thường, bán hàng từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp thường sẽ tập trung vào nguyên liệu thô, sản phẩm đã được đóng gói…

C2C: NGƯỜI TIÊU DÙNG VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Một trong những những mô hình kinh doanh thương mại điện tử  được hình thành sớm nhất là mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C. Điều này bao gồm các mối quan hệ giữa khách hàng với khách hàng, ví dụ như trên Shopee, Amazon, Lazada.

C2B: NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐẾN DOANH NGHIỆP

C2B là mô hình kinh doanh đảo ngược mô hình thương mại điện tử truyền thống. C2B có nghĩa là người tiêu dùng cá nhân sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp sẽ là người mua nó. Một ví dụ về điều này là mô hình kinh doanh như Unsplash, trong đó ảnh stock có sẵn trực tuyến để mua trực tiếp từ các nhiếp ảnh gia khác nhau.

6. WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ & SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

 

 

Website thương mại điện tử sử dụng mô hình kinh doanh: Bán trực tiếp với khách hàng (Direct sale D2C)

 

Vì sử dụng mô hình kinh doanh bán trực tiếp với khách hàng nên hình thức này được nhiều doanh nghiệp triển khai để chủ động hơn trong việc phân phối và kiểm soát đơn hàng… Một số doanh nghiệp lớn đã triển khai hình thức website TMĐT như: Thế giới di động, Điện máy xanh, Bách hóa xanh, BigC… Bên cạnh đó, các shop quà tặng, thời trang, mỹ phẩm… cũng thường xây dựng cho mình một website riêng có chức năng mua hàng, thanh toán.

 

Mục đích xây dựng và hình thành website TMĐT sẽ phụ thuộc lớn vào chiến lược phát triển của công ty, tránh nguy cơ lệ thuộc vào các sàn TMĐT.

7. Chức năng của sàn giao dịch thương mại điện tử

Chức năng của sàn giao dịch điện tử là cầu nối giúp cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân bản được nhiều hàng hóa trên website thương mại điện tử đó, nó sẽ hiển thị các thông tin sản phẩm, giá cả, tình trạng, thông tin liên hệ của chủ shop,vv.. Tương tự đối với sàn giao dịch thương mại điện tử khi thành lập bạn cũng cần phải đăng ký với Bộ Công Thương.

 

 

Các dịch vụ của sàn giao dịch điện tử

 

Sàn giao dịch cung cấp nhiều dịch vụ như: Dịch vụ công tác, dịch vụ cộng đồng, tích hợp các giải pháp kinh doanh, trung tâm điều phối logistics toàn cầu cho các thành viên, bao gồm dịch vụ kho hàng và vận chuyển. Ngoài ra, sàn giao dịch điện tử cũng cung cấp các dịch vụ khác, tạo môi trường cho các bên đàm phán các giao dịch kinh doanh.

 

Các hình thức hoạt động của sàn giao dịch điện tử

 

Theo nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Sàn giao dịch điện tử bao gồm các hình thức hoạt động sau:

  1. Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ
  2. Website cho phép người tham gia được lập các website nhảnh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ
  3. Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ 4. Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

Một số đặc điểm của sàn giao dịch thương mại điện tử

 

  • Sàn giao dịch thương mại điện tử là một tổ chức kinh doanh dịch vụ, đóng vai trò là người môi giới.
  • Các phương thức giao dịch tại các sàn thương mại điện tử rất phong phú, bao gồm cả những phương thức mua bán thực hiện và giao dịch không.
  • Thiết lập các quy tắc cho thành viên của mình và có thể áp dụng các hình thức thưởng phạt đối với những thành viên vi phạm.
  • Số lượng người mua, người bán, nhà cung cấp tham gia rất lớn.
  • Những người tham gia vừa có thể là người bán, vừa là người mua hoặc cả hai
  • Thể hiện quan hệ cung cầu hàng hóa của thị trường. Giá hình thành trên sàn giao dịch là giá chung cho sản phẩm trên thị trường.
  • Tất cả các quy trình mua, bán, giao dịch, đàm phán, thương lượng, thanh toán đều được thực hiện trực tuyến trên mạng Internet.
  • Người mua, người bán đều có thể tham gia các giao dịch mua bán tài sản vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.
  • Chủng loại hàng hóa và dịch vụ mua bán rất đa dạng và phong phú, bao gồm vô hình lẫn hữu hình.
  • Thực hiện thông tin và kết nối khách hàng.
  • Các thành viên tham gia sàn giao dịch được quyền khai thác thông tin về thị trường, sản phẩm, chính sách ...

 Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.

Facebook