THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CUỘC CHẠY ĐUA CŨ VÀ MỚI ĐÃ NGÃ NGŨ?
Giỏ hàng 0

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CUỘC CHẠY ĐUA CŨ VÀ MỚI ĐÃ NGÃ NGŨ?

Ngày đăng: 10:44 PM 16/11/2018 - Lượt xem: 1213

Khi cuộc chơi chuyển mình

Theo Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, thị trường thương mại điện tử những năm gần đây đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trung bình mỗi năm 20%, cá biệt năm 2017 tăng tới 25%. Sự bùng nổ của mua sắm online trong kỷ nguyên internet và smartphone là nguyên nhân chủ yếu khiến thương mại điện tử có được sự tăng trưởng mạnh mẽ này.

Theo báo cáo nghiên cứu nửa đầu năm 2018 của Appota, tỉ lệ sở hữu điện thoại thông minh của người dân Việt Nam hiện tại lên tới 72%, trong đó tỉ lệ hành vi dùng điện thoại để mua sắm mỗi ngày là 50%. Với tính chất là xã hội tiêu dùng tiền mặt, nhưng hơn 54% người dân Việt Nam được hỏi đều đã làm thẻ ngân hàng, nghĩa là cuộc cạnh tranh của mua hàng truyền thống – hiện đại đang nghiêng hẳn về xu thế thời đại mới.

Đi liền với sự tăng trưởng của thương mại điện tử, cho vay tiêu dùng cũng trở nên phổ biến hơn và phát triển mạnh với các thương hiệu như FE Credit, Home Credit, HDSaison, Mirae Asset, JACCS, MCredit, Mobivi, ACS… Cái bắt tay giữa hệ thống mua sắm trực tuyến và các công ty tài chính cung cấp khoản vay tiêu dùng đang ngày càng chặt và đó là tiền đề để giới chuyên môn cho rằng thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ còn tăng mạnh trong các năm tới.

Thói quen không theo kịp xu hướng

Có thể nói, việc bùng nổ của thị trường thương mại điện tử cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ là một tín hiệu đáng mừng đối với Việt Nam. Hiện nay, các hoạt động kinh doanh, giao dịch trực tuyến với mô hình và công nghệ hiện đại đang dần thay thế các hình thức mua bán truyền thống, các kiểu quản lý kinh doanh lỗi thời.

Tuy nhiên, một điều bất cập là dù bắt tay rất chặt, các doanh nghiệp thương mại điện tử và công ty tài chính vẫn đứng khá xa nhau. Thị trường chưa xuất hiện bên thứ ba đứng ra kết nối hai bên để tích hợp mọi thủ tục vay vốn - mua sắm trong một ứng dụng duy nhất, đặc biệt là trên smartphone.

Trả góp đang là xu hướng mua sắm phổ biến hiện tại. Tuy nhiên, hình thức này đang tồn tại những phiền toái khiến người dùng gặp khó khăn khi mua sắm. Với phương thức truyền thống, người dùng mua hàng trả góp phải làm thủ tục giấy tờ phức tạp và tốn kém chi phí, thời gian đi lại, chờ phê duyệt.

Với phương thức sử dụng thẻ tín dụng, người dùng bắt buộc phải có thẻ. Trong khi đó, việc sử dụng thẻ lại hàm chứa những rủi ro và phiền hà không đáng có như: phải đóng nhiều loại phí (phí thường niên, phí truy vấn hạn mức tín dụng, phí thay đổi loại hình thẻ, phí thông báo thất lạc thẻ, phí cấp bảng sao kê…), rút tiền mặt phải chịu phí cao và khi chậm nộp tiền nợ trong thẻ thì bị phạt rất nặng.

Những khoản phí thẻ và phí đi kèm dù không đáng kể nhưng khi mua sắm với số lượng lớn thì cộng dồn lại có thể trở thành con số mà người dùng đắn đo. Việc sử dụng thẻ tín dụng không đúng cách, thiếu kiểm soát và không nắm rõ nguyên tắc dịch vụ của loại hình thẻ có thể khiến nhiều người phải chi trả số tiền phí lớn đến rất lớn. Chính điều này tạo ra rào cản tâm lý đối với khách hàng, khiến họ ngần ngại khi sử dụng thẻ và nhu cầu đi tắt qua một khâu trung gian sẽ trở thành tất yếu.

Cạnh tranh tam mã và nhân tố mới

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 đang được coi là "cuộc đua tam mã" của ba ông lớn là Shopee, Tiki và Lazada. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của hàng loạt các hệ sinh thái khác như Adayroi, Lotte, Co.op, Aeon, Robin hay Thế Giới Di Động với các động thái phát triển song song việc bán lẻ đa kênh và kênh riêng để làm việc với các trang thương mại điện tử, mặc dù không dẫn dắt thị trường nhưng lại gia tăng thêm sức nóng cho cuộc chạy đua này.

Tiki.vn xuất phát điểm từ mô hình bán lẻ hàng hóa (online retailer) đã chuyển sang mô hình chợ trực tuyến và sàn giao dịch (marketplace) với sự hậu thuẫn từ Tencent – ông chủ của Wechat. Mặc dù công bố có đến 13 triệu lượt truy cập mỗi tháng với tỷ lệ hủy đơn thấp nhất thị trường, chỉ 3% nhưng những tin đồn về sự thua lỗ của Tiki.vn đã gây ra tâm lý tiêu cực không nhỏ.

Shopee đã mang về cho SEA Limited 197 triệu USD trong quý I năm nay, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái, đang sở hữu 7 triệu mặt hàng bày bán với hơn 800.000 người bán hàng, tỉ lệ download đạt 18 triệu lượt. Tuy nhiên, phản hồi từ thị trường về việc kết nối giữa khách hàng cuối cùng (end user) và chủ gian hàng về vấn đề thời gian giao hàng và dịch vụ hỗ trợ đang có một số tiêu cực. Những lời phàn nàn này mặc dù nhỏ lẻ nhưng về lâu dài sẽ có thể gây ảnh hưởng bất lợi.

Sau khi công bố đầu tư thêm 2 tỷ USD trong mục tiêu tổng đầu tư 4 tỷ USD của Alibaba, Lazada đang có lợi thế rất lớn trong việc giữ vững ngôi vị số 1 Đông Nam Á. Hiện nay, Lazada đang sở hữu 155.000 nhà bán hàng, hơn 3.000 thương hiệu, hơn 300 triệu sản phẩm phục vụ cho 560 triệu người dùng Đông Nam Á.

 

 

 

 

 

PÔNG!!

Facebook