Thương mại điện tử đem đến nhiều cơ hội nghề nghiệp lâu dài
Giỏ hàng 0

Thương mại điện tử đem đến nhiều cơ hội nghề nghiệp lâu dài

Ngày đăng: 10:26 PM 01/02/2019 - Lượt xem: 1171

Nếu trước đây các công việc trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Đông Nam Á được coi là ngắn hạn, giờ lĩnh vực này hiện đang mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp lâu dài hơn, các chuyên gia nói với The Straits Times.

Họ đang phản hồi một nghiên cứu do công ty thương mại điện tử iPrice Group thực hiện vào tháng trước, cho biết số lượng nhân viên trong các công ty thương mại điện tử lớn nhất trong khu vực đã tăng khoảng 40% trong hai năm qua.

Nghiên cứu được thực hiện thông qua LinkedIn và các nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Philippines. Đồng thời, cả những gã khổng lồ về thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Zalora, Tokopedia và Bukalapak

Nghiên cứu phát hiện ra rằng, lực lượng lao động của những công ty lớn này tăng trung bình 808 nhân viên mỗi quý từ cuối năm 2016 đến quý ba năm ngoái, tương đương khoảng 40% trong giai đoạn hai năm

Những con số này được đưa ra trong bối cảnh các báo cáo về nền kinh tế Internet phát triển ở Đông Nam Á, đang trên đà vượt quá 240 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025, theo một báo cáo được công bố vào tháng 11 năm ngoái của Google và Temasek. Nền kinh tế này hiện ở mức 72 tỷ đô la Mỹ trong tổng giá trị hàng hóa (GMV).

Tuy nhiên, trong khi mọi người nghĩ về các vai trò ngắn hạn như tài xế giao hàng trong không gian tuyển dụng của thương mại điện tử, các chuyên gia cho biết lĩnh vực này đang tuyển dụng nhân viên cho các vai trò dài hạn.

Phó giáo sư Tan Hwee Hoon, Trường Kinh doanh Lee Kong Chian thuộc Đại học Quản lý Singapore (SMU) cho biết: “Nhận thức (về việc thuê lao động ngắn hạn) có thể đã cách đây 5 năm, nhưng bây giờ, rõ ràng là (ngành này) vẫn còn đây. Đặc biệt, các công ty thương mại điện tử cần nhân sự cho các bộ phận tương tự như tiếp thị, tài chính, nghiên cứu và phát triển, nguồn nhân lực và vận hành.

“Rõ ràng, thương mại điện tử là một ngành không khác gì các ngành khác, ngoại trừ thực tế là sự phát triển và quy mô của nó đã phát triển nhảy vọt trong ba năm qua.”

Theo nghiên cứu của iPrice, vận hành là bộ phận có nhiều nhân viên nhất trong các công ty thương mại điện tử, tiếp theo là tiếp thị và kỹ thuật. Các công ty này cũng mong muốn có các nhân tài riêng và làm việc dài hạn.

Phó giáo sư Sarah Cheah, Trường Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho biết: “Để đi trước trong cuộc cạnh tranh, chuyên môn nội bộ cũng như marketing kỹ thuật số, phân tích thương mại điện tử, chuỗi cung ứng và hậu cần là rất cần thiết để duy trì hiệu quả kinh doanh thương mại điện tử về lâu dài.

“Việc xây dựng các khả năng này ở Singapore chắc chắn rất quan trọng đối với các chuyên gia phát triển có chuyên môn phù hợp để lấp đầy các cơ hội việc làm lâu dài.”

Nhân sự cho thương mại điện tử có thể là sinh viên mới tốt nghiệp đến các chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và kỹ thuật viên (PMET), những người đã được đào tạo lại, các chuyên gia cho biết.

Phó giáo sư Trevor Yu từ trường kinh doanh thuộc Đại học Công nghệ Nanyang giải thích: “Bởi vì nhu cầu về nhân tài rất cao, nên việc thuê và giữ những người như vậy luôn luôn là một thách thức. Hầu hết được tuyển dụng ngay khi ra trường, hiểu theo nghĩa đen là sự cạnh canh giữa các nhà tuyển dụng hoặc giữa các ngành.

“Ngày càng có nhiều cơ hội đào tạo lại cho các PMET cũng được phục vụ cho các công việc như vậy.”

Giáo sư Tan của SMU nói thêm: “Chìa khóa là trang bị lại cho những người có hiểu biết tốt về các lĩnh vực khác nhau để họ có thể thấm nhuần về sự phát triển nhanh chóng của ngành thương mại điện tử.”

 

 

 

 

PÔNG!!

 

Facebook