Khách hàng chuộng hàng ngoại hay hàng Việt? P5
Giỏ hàng 0

Chương II: Nguồn vốn - Khách hàng chuộng hàng ngoại hay hàng Việt? P5

Ngày đăng: 03:06 PM 29/03/2021 - Lượt xem: 821

Làm thế nào để thay đổi được hành vi mua và tiêu dùng từ chuộng hàng ngoại sang ưu tiên dùng hàng nội của người Việt Nam? Làm sao để người dân có trách nhiệm với dân tội và thể hiện lòng yêu nước bằng hành vi mua hàng nội?... là những câu hỏi cấp bách cần phải trả lời nhằm tạo lập, đẩy mạnh hành vi mua và tiêu dùng hàng nội của người Việt Nam.

 

Để giải đáp vấn đề này, các nhà kinh doanh Việt Nam cần nghiên cứu để hiểu biết đầy đủ các yếu tố liên quan đến hành vi mua hàng nội của dân cư để phát triển các chiến lược, chương trình marketing hiệu quả nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa.

 

12. Vận động ủng hộ người Việt dùng hàng Việt

Ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương cho biết, để hàng nội địa ngày càng được người dân tin tưởng và sử dụng, Nhà nước cần phải đảm bảo môi trường cạnh tranh. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền ủng hộ hàng Việt trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, cần kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất, tổ chức các chương trình hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững cho các doanh nghiệp.

 

Về phía các doanh nghiệp, các nhà quản trị cần tăng chi tiêu cho hoạt động truyền thông, quảng cáo sản phẩm, xây dựng thương hiệu và hình ảnh công ty tạo bản sắc riêng. Từ đó tác động hình thành thói quen ưu tiên lựa chọn hàng Việt, nên tránh quan điểm kinh doanh theo lối “hữu xạ tự nhiên hương”. Bên cạnh đó, nghiên cứu hành vi, thói quen tiêu dùng cũng cần được ưu tiên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 

 

Bà Nguyễn Thanh Bình, trưởng bộ môn Marketing Đại học Ngoại thương cho biết, nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đang thâu tóm các công ty phân phối của Việt Nam. Do vậy, kiến nghị của bà đưa ra là có hỗ trợ được các doanh nghiệp Việt Nam vào các kênh phân phối của Việt Nam không, như vậy sẽ đẩy mạnh thị trường hàng hóa nội địa hơn nữa.

 

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chỉ ra tại hội thảo, về phía người tiêu dùng, mỗi người cần nâng cao tinh thần dân tộc trong việc lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, cởi mở trong việc đánh giá, lựa chọn và thẩm định chất lượng đối với hàng Việt, loại bỏ tâm lý sính ngoại, có như vậy mới đánh giá đúng chất lượng hàng Việt so với hàng ngoại nhập.

13. Nhiều người tiêu dùng vẫn chuộng hàng ngoại nhập

Tâm lý sính ngoại dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Vì vậy, việc xóa bỏ tâm lý chuộng hàng ngoại nhập chưa bao giờ dễ dàng, nhất là với mặt hàng điện tử.

 

Dịch COVID-19 đã thay đổi rất nhiều thói quen tiêu dùng của người dân trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Doanh nghiệp trong nước khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, những món hàng càng trở nên thiết yếu, hợp túi tiền và có lợi cho sức khỏe mới có thể đưa vào sự lựa chọn của người dùng. Sức mua giảm sút nên việc chung tay hưởng ứng phong trào người Việt ưu tiên dùng hàng Việt cần phát huy hơn bao giờ hết trong lúc này.

 

 

Ghi nhận tại một siêu thị, nhân viên bán hàng ra sức thuyết phục người tiêu dùng sử dụng hàng sản xuất trong nước, bởi tính năng giống nhau, chính sách ưu đãi tương đồng, đặc biệt là giá cả thấp hơn. Tuy nhiên, sau một hồi nghe tư vấn, khách hàng vẫn không thay đổi quan điểm của mình.

 

Theo thói quen tiêu dùng, nhất là hàng điện tử, người dùng vẫn chuộng hàng nhập. Có khách hàng quyết mua cho bằng được, dẫu chỉ là chiếc quạt điện.

 

Tâm lý dùng hàng ngoại nhập không chỉ tồn tại cố hữu ở người tiêu dùng lớn tuổi, mà ngay ở những gia đình trẻ, điều đó cũng không ngoại lệ.

 

Chính vì người tiêu dùng có tâm lý như vậy, nên nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, đó cũng là lực đẩy giúp doanh nghiệp đầu tư công nghệ máy móc, nâng cao mẫu mã và chất lượng hàng hóa chinh phục người dùng.

 

 

Nhiều nhà máy của những thương hiệu quốc tế đã có mặt tại Việt Nam, những viên gạch đặt nền móng khẳng định hàng Việt ngày càng chắc chắn hơn. Người tiêu dùng cũng dần bắt đầu có sự thay đổi thói quen, dẫu chưa thực sự rõ nét, nhưng cũng đã có sự dịch chuyển từ chiếc tivi đến máy giặt và tủ lạnh…

 

Ngoài việc công nhận mẫu mã và chất lượng hàng ngoại rất tốt nhưng chúng ta vẫn phải nhìn lại nguyên nhân vì sao hàng nội không thể đuổi kịp hàng ngoại.

 

Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.

Facebook