TMĐT làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào?
Giỏ hàng 0

CHƯƠNG III: SÀN THƯƠNG MẠI - TMĐT làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào? P4

Ngày đăng: 01:03 PM 04/06/2021 - Lượt xem: 882

4. Giải pháp phát triển thương mại điện tử

 

Để phát triển TMĐT tại Việt Nam, các giải pháp cần tính đến gồm:

 

Một là, thiết lập môi trường pháp lý phục vụ phát triển TMĐT. Môi trường pháp lý về TMĐT cũng như các ngành khác được hình thành và phát triển từ hệ thống lập pháp của hệ thống chính trị. Khung khổ pháp lý thường xuyên rà soát để có các điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của đất nước, cũng như phù hợp với xu hướng công nghệ và luật pháp quốc tế.

 

 

Các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ thông tin (CNTT) và TMĐT cần được xây dựng, trong đó đặc biệt chú ý đến việc khỗ trợ về chính sách thuế, lãi suất ưu đãi cho vay đối với các DN dịch vụ để thực hiện ứng dụng TMĐT. Các sở, cơ quan ban ngành cần thường xuyên tổ chức các hoạt động thanh tra liên ngành về lĩnh vực TMĐT; tại các địa phương cũng như tổ chức các hoạt động rà soát, kiểm tra hàng năm để nắm vững tình hình phát triển TMĐT trên địa bàn, làm cơ sở cho việc triển khai chính sách và thực thi pháp luật về TMĐT được tốt hơn.

 

Hai là, phát triển nguồn nhân lực về TMĐT. Qua nghiên cứu cho thấy, nhân lực CNTT và TMĐT chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh còn lại nhân lực TMĐT còn yếu và thiếu, do đó cần đẩy mạnh phát triển nhân lực ở các tỉnh, ở vùng sâu, vùng xa để góp phần thúc đẩy sự phát triển của TMĐT trên diện rộng.

 

 

Cần tổ chức nhiều khóa đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo hay nói chuyện chuyên đề ở nhiều cấp khác nhau, nhiều địa phương khác nhau nhằm phổ biến cho mọi người dân, mọi đối tượng và mọi thành phần kinh tế những kiến thức cơ bản nhất về Internet/website và TMĐT. Bên cạnh đó, cần triển khai các chương trình đào tạo về TMĐT ở bậc đại học, cao đẳng trên địa bàn các tỉnh, thành phố để nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân lực TMĐT.

 

Ba là, phát triển lĩnh vực chuyển phát hàng hóa (logistics). Nhà nước nên tăng đầu tư cho bến cảng, hàng không, ga tàu, cảng biển, hệ thống xe khách, xe buýt… thuận tiện cho khách sử dụng; Xây dựng quy hoạch phát triển logistics cho các tỉnh và toàn quốc, gắn kết quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng với quy hoạch phát triển ngành dịch vụ logistics; Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động logistics trên toàn quốc, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh logistics của các DN cũng như tạo điều kiện phát triển ngành logistics.

 

 

Bốn là, nâng cao nhận thức về TMĐT. Đa số DN ở các địa phương hiện nay vẫn chưa tiếp cận và phát triển TMĐT một cách bài bản, phần lớn đều mang tính tự phát nên hiệu quả và khả năng phát huy của TMĐT vẫn còn bị hạn chế. Nhiều DN chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, lợi ích của TMĐT, tiềm năng cũng như hạn chế của TMĐT. Phần lớn DN cho rằng, TMĐT đơn thuần chỉ là các ứng dụng của CNTT, hay TMĐT chỉ là làm website giới thiệu về DN.

 

 

Hạn chế này đã cản trở rất lớn đến sự phát triển của TMĐT trong những năm vừa qua bởi hầu hết các DN chưa xác định rõ ràng mục đích, mục tiêu và chiến lược phát triển TMĐT cả trong ngắn hạn và dài hạn. Do vậy, DN cần chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về TMĐT, cần lựa chọn những cán bộ đã được đào tạo về CNTT, mạng internet và đặc biệt là có am hiểu về TMĐT; Tổ chức các buổi hội thảo nhằm tuyên truyền về lợi ích của TMĐT để từng bước thay đổi tập quán, tâm lý của người tiêu dùng từ chỗ chỉ quen mua sắm trực tiếp tại các siêu thị, các chợ chuyển sang mua sắm qua mạng...

 

Mời các bạn xem tiếp phần tiếp theo tại đây.

Facebook