CHƯƠNG IV: KỸ NĂNG - Kỹ năng Marketing dành cho kinh doanh online P13
Giỏ hàng 0

CHƯƠNG IV: KỸ NĂNG - Kỹ năng Marketing dành cho kinh doanh online P13

Ngày đăng: 12:21 PM 24/11/2021 - Lượt xem: 396

V. Các bộ phận phổ biến trong ngành Marketing

Nếu đã tốt nghiệp với tấm bằng chuyên ngành Marketing hoặc Quản trị kinh doanh, bạn có thể xin ứng tuyển vào các vị trí sau:

 

1. Bộ phận Marketing

 

Những công việc mà bạn phải thực hiện:

  • Nghiên cứu phân khúc thị trường.
  • Xây chiến lược tiếp thị
  • Định hướng phát triển thương hiệu.
  • …và nhiều hơn nữa.

Chung quy lại, những công việc bạn làm sẽ liên quan đến tạo dựng thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.

2. Bộ phận kinh doanh

 

 

Những công việc chính phải thực hiện: Xây dựng các kênh phân phối sản phẩm và quản lý hoạt động kinh doanh của công ty.

 

Nhân viên kinh doanh góp phần mang khách hàng và doanh thu về cho công ty

3. Bộ phận định giá sản phẩm

 

Khi đưa ra giá bán cuối cùng, bạn cần tính toán chi phí sản xuất và vận chuyển. Đồng thời tham khảo mức giá đối thủ đang bán trên thị trường, cũng như chất lượng như thế nào.

 

 

Hầu hết các sản phẩm sẽ thay đổi giá thường xuyên, vì phí sản xuất hoặc tiền lương có thể tăng lên hoặc đối thủ của bạn đột ngột giảm giá. Ngoài ra, bạn nên theo dõi và nhận thức các yếu tố tác động đến giá bán của mình.

4. Bộ phận Impression Marketing

 

Nếu làm việc trong phòng ban này, bạn phải liên tục đưa ra các chiến lược/chương trình đặc biệt để tăng nhận thức tốt của người dùng về dịch vụ/sản phẩm của bạn.

5. Bộ phận tiếp thị cá nhân hóa

 

Hoặc còn gọi là Marketing 1-1 (One-To-One Marketing) – tập trung vào các hoạt động trao đổi, giao tiếp với khách hàng/đối tác.

 

 

Tiếp đến bạn cần đưa ra một vài thay đổi phù hợp để tiếp cận nhu cầu/sở thích của từng khách hàng.

6. Bộ phận chăm sóc khách hàng

 

Những công việc bạn phải đảm nhiệm gồm:

  • Thu thập và quản lý tất cả thông tin của khách hàng.
  • Tư vấn dịch vụ / sản phẩm.
  • Chăm sóc / phản hồi thông tin cho khách hàng.

Ngày nay, việc sản xuất hàng hóa trở nên ồ ạt, trong khi đó người dùng ngày càng khó tính hơn, để cạnh tranh với các đối thủ thì bạn phải chú trọng đến khâu chăm sóc khách hàng.

 

 

Chỉ cần khiến người mua hàng “thỏa mãn”, điều này dẫn đến việc làm tăng niềm yêu thích đến doanh nghiệp và cuối cùng thúc đẩy cơ hội mua hàng trở lại.

 

Thậm chí, họ sẽ trở thành người quảng bá thương hiệu “giùm” cho doanh nghiệp đến bạn bè, người thân, đối tác giúp cho doanh số bán hàng sẽ tăng kéo theo lợi nhuận cao hơn giúp cho việc duy trì phát triển mạnh mẽ và lâu dài.

 

Bộ phận chăm sóc khách hàng góp phần không nhỏ đến sự phát triển của doanh nghiệp

 

Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.

Facebook