Sàn giao dịch điện tử là gì?
Giỏ hàng 0

Sàn giao dịch điện tử là gì?

Ngày đăng: 07:00 AM 24/03/2024 - Lượt xem: 38

Sàn giao dịch điện tử là gì?

Sàn giao dịch điện tử (tiếng Anh: e-comm erce marketplace) là một nền tảng trực tuyến cho phép các bên mua và bán hàng hóa, dịch vụ, hoặc tài sản kỹ thuật số. Nền tảng này hoạt động như một trung gian, kết nối người mua và người bán, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho giao dịch diễn ra suôn sẻ và an toàn.

Có hai loại sàn giao dịch điện tử chính:

Sàn giao dịch B2C (Business-to-Consumer): Nơi doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Ví dụ: Shopee, Lazada, Tiki.

Sàn giao dịch C2C (Consumer-to-Consumer): Nơi người tiêu dùng mua bán trực tiếp với nhau. Ví dụ: eBay, Facebook Marketplace.

 

Lợi ích của sàn giao dịch thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

Mở rộng thị trường: Vì nền tảng thương mại sử dụng internet để kết nối với người dùng nên quy mô tiếp cận khách hàng vô cùng rộng lớn, không có rào cản về vị trí địa lý, vùng lãnh thổ, biên giới, mở rộng thị trường nhanh chóng.

Tiết kiệm chi phí: Chỉ cần chi ra một khoản hoa hồng nhỏ, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí bán hàng, chi phí marketing, truyền thông, phân phối và tối ưu chi phí lưu kho hiệu quả.

Tăng lợi nhuận: Nhờ hiệu quả kinh doanh được tối ưu, giảm chi phí mà lợi nhuận của doanh nghiệp có cơ hội tăng cao. Không những thế việc quản lý mua bán, hàng hoá trên sàn thương mại điện tử cũng giúp tối ưu quy trình, giảm nhân lực từ đó tăng lợi nhuận.

Giảm lưu kho hàng hóa: Nhờ quy trình sản xuất theo thực tế nhu cầu khách hàng mà doanh nghiệp có thể giảm chi phí lưu kho hàng hoá và quy trình quản lý cũng thuận tiện hơn.

Giảm chi phí mua bán: Một lợi ích của sàn giao dịch thương mại điện tử nữa là có chi phí thấp hơn so với hình thức bán hàng qua điện thoại, tin nhắn SMS hoặc bán hàng trực tiếp. Chính vì thế doanh nghiệp có thể tiết kiệm một khoản lớn, ít biến động tăng giá.

Bán hàng, chăm sóc khách hàng 24/7: Với công nghệ chatbot, thanh toán online, doanh nghiệp có thể bán hàng và giải đáp thắc mắc cho khách hàng 24/7 mà không cần có sự can thiệp của con người. Nhờ vậy trải nghiệm mua bán được cải thiện và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Lợi ích của thương mại điện tử đối với người dùng

Đa dạng lựa chọn: Khách hàng được tiếp cận với nhiều nhà sản xuất, phân phối cùng lúc nên lựa chọn hàng hóa cũng đa dạng hơn. Nhanh chóng tìm thấy sản phẩm mình cần, có thể so sánh về giá cả trước khi chọn mua.

Tiếp cận sản phẩm cá nhân hoá: Nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu cá nhân hoá của người dùng. Vì thế khách hàng có thể sở hữu những mẫu mã độc đáo, thể hiện rõ cá tính của bản thân.

Tiết kiệm thời gian tìm kiếm: Chỉ với những thao tác cơ bản, người dùng có thể tìm thấy sản phẩm mình cần, đáp ứng nhu cầu về mẫu mã, tính năng, giá cả mà không mất quá nhiều thời gian.

Tiết kiệm chi phí: Lợi ích của sàn giao dịch thương mại điện tử là cung cấp giao dịch online, nên doanh nghiệp không mất nhiều chi phí trưng bày. Đồng nghĩa với việc giá sản phẩm cũng giảm xuống, mang lại lợi ích lớn cho người dùng.

Có thể mua bán mọi lúc mọi nơi: Bất cứ khi nào người dùng cần đều có thể thực hiện giao dịch mua bán mà không cần tuân thủ theo bất kỳ khung giờ nào.

Lợi ích của sàn giao dịch thương mại điện tử đối với xã hội

Giảm lưu lượng giao thông: Lợi ích của sàn giao dịch thương mại điện tử là thanh toán online, qua internet nên có thể hạn chế việc mua bán trực tiếp. Từ đó giảm lưu lượng đi lại mua sắm, giảm ùn tắc giao thông.

Dịch vụ công thuận tiện hơn: Các dịch vụ công như kê khai thuế, quyết toán thuế, …được thực hiện online qua internet giúp tiết kiệm thời gian.

Nâng cao chất lượng cuộc sống: Sự cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử vô cùng lớn, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tối ưu hơn phục vụ người dùng. Đồng nghĩa cuộc sống xã hội được nâng cấp, nâng cao chất lượng đời sống con người.

Với những lợi ích của sàn giao dịch thương mại điện tử trên đây, chất lượng đời sống xã hội sẽ ngày càng được nâng cấp. Không chỉ phát triển về kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, mang lại giá trị thiết thực cho các quốc gia trên toàn cầu. 

Decentralized là gì? Tại sao cần decentralized?

Trước khi hiểu Decentralized là gì, chúng ta cần điểm sơ qua về Centralized, mô hình mà chúng ta vừa mới và đã sống với nó.

Centralized đúng như ý nghĩa của nó là quyền lực tập trung vào một ngành. Dạng client-server. Ví như Google và Facebook dù có phân tán server khắp thế giới (Distributed), lưu trữ trên Cloud (điện toán đám mây) thì một khi 2 cty này hủy bỏ một dịch vụ hay giải tán doanh nghiệp thì coi giống như mất hết mọi thứ của người dùng.

Decentralized trái lại với các vấn đề trên của Centralized, dùng online ngang hàng (P2P), có quyền lợi như nhau (mining/miner/validator), được chia sẽ phần thưởng theo lý thuyết trò chơi (Game of Theory) đồng thuận (consensus).

 

HIỂU ĐÚNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHI TẬP TRUNG

Decentralized E-Commerce -Thương mại điện tử phi tập trung khác với thương mại điện tử tập trung (như các sàn thương mại điện tử Tiki, Lazada, Sendo, Adayroi, Shopee, Lotte, Aliababa, Amazon… hay còn gọi là marketplace).

Thương mại điện tử tập trung được ví như một cái chợ mà ở đó mọi thành viên có thể đăng ký tài khoản để đăng các sản phẩm của mình lên bán và đáp ứng các tiêu chí mà sàn TMĐT đưa ra. Điều này đem lại quyền kiểm soát cuộc chơi cho sàn TMĐT và đẩy rủi ro cao hơn và trách nhiệm cao hơn cho người bán hàng.

 

Còn Thương mại điện tử phi tập trung lại phân tán thành viên bán hàng ở các website con riêng và họ tự kinh doanh riêng, các thành viên này leech (lấy bài tin tức và sản phẩm) từ kho hàng tổng về. đó là mô hình mà nó không tập trung ở một chỗ từ thương hiệu, traffic, doanh số… như cái cách mà chỉ có những ông lớn trong ngành TMĐT đang làm. Mô hình TMĐT PHI TẬP TRUNG sẽ phân tán ra nhiều điểm độc lập mà ở đó mỗi điểm đều có những công cụ, nền tảng, đồ chơi đầy đủ để tiếp cận đến đối tượng khách hàng mà nó nhắm đến theo mô hình B2B và cả B2C.

Như vậy các thành viên trong Thương mại điện tử phi tập trung cùng kinh doanh một sản phẩm và và mức chiết khấu giống nhau và kích thích sự phát triển độc lập  dưới cùng nền tảng bổ trợ, tăng quyền kiểm soát và sáng tạo hướng đến mở rộng tiếp cận khách hàng.  

Thương Mại Điện Tử Phi Tập Trung Có Ưu Điểm Gì?

Đây là mô hình công bằng & minh bạch cao.

TMĐT Phi tập trung thường có phí giao dịch thấp hơn so với các sàn giao dịch tập trung. Điều này là do không cần phí trung gian hoặc các chi phí khác liên quan đến trao đổi tập trung

Ngoài ra, các nền tảng thương mại điện tử phi tập trung có thể tác động mạnh mẽ đến trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng. Sự chuyển đổi từ thị trường kiểm soát sang một nền tảng giao dịch tự do cho phép người tiêu dùng có nhiều quyền kiểm soát hơn và giá cả tốt hơn.

Tóm lại, e-commerce phi tập trung đại diện cho một sự chuyển đổi cách mạng trong ngành thương mại điện tử. Khi chúng ta ngày càng chấp nhận các nền tảng thương mại điện tử phi tập trung, cách chúng ta giao dịch trực tuyến và trải nghiệm mua sắm sẽ thay đổi đáng kể. Đây không chỉ là một sự chuyển dịch, mà còn là một bước tiến lớn trong thế giới thương mại điện tử và giao dịch.

(biên tập:Thùy Dương)

 

Facebook