Điều cần lưu ý trước khi khởi nghiệp kinh doanh online! P3
Giỏ hàng 0

CHƯƠNG I: VỐN - Điều cần lưu ý trước khi khởi nghiệp kinh doanh online P3

Ngày đăng: 02:31 PM 31/12/2020 - Lượt xem: 991

Sau khi tìm hiểu một số điều lưu ý về yếu tố nội tại, bên trong trước khi khởi nghiệp kinh doanh thì chúng ta hiểu rằng những điều đó là chưa đủ. Để có thể chắc chắn trong lúc bắt đầu chúng ta cần phải chuẩn bị và cẩn thận nhiều hơn những gì chúng ta biết.

Và sau đây là những yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài chúng ta cần lưu ý và không nên bỏ qua.

10. Đánh giá thấp sản phẩm của mình

 

Kinh doanh một sản phẩm hay dịch vụ bất kỳ, hãy định giá xứng với sản phẩm và lợi nhuận cần có.

 

Cynthia Salim, người sáng lập và giám đốc điều hành của thương hiệu Citizen's Mark, đưa ra giá khởi điểm cho sản phẩm của mình ở mức 425 USD sau khi xem xét chi phí lao động và nguyên liệu. "Giá đó là mức cần thiết phải đạt được", cô Salim cho biết. Khi doanh nghiệp phát triển, hãy tiếp tục điều chỉnh mức giá.

11. Bỏ qua dịch vụ khách hàng

Với rất nhiều các giao dịch diễn ra trên Internet, nhiều người kinh doanh dễ quên rằng khách hàng có thể quay lại trang web của bạn nếu trước đó họ từng có một “thương vụ thành công”.

 

“Hãy chắc chắn bạn có cách để tương tác với những người ghé thăm trang web của bạn, thông qua chat trực tiếp, khảo sát, email hoặc điện thoại”, ông Tobak cho hay.

 

 

Ngoài ra, hãy giám sát các trang truyền thông xã hội để có được thiện cảm của khách hàng và kiểm tra các trang web giống như Yelp - một website mà người khách hàng dùng để chia sẻ khen chê về các sản phẩm mua được tại các cửa hàng, dịch vụ… Điều này giúp bạn biết những khách hàng không hài lòng với lần mua trước và cải thiện chúng.

12. Giảm giá quá nhiều và không nhận được gì

 

Joel Widmer, người sáng lập Fluke Digital Marketing khuyên, trước khi bạn có được uy tín như một người bán hàng hoặc một chuyên gia đáng tin cậy, hãy suy nghĩ đến việc thực hiện một giao dịch chuyển đổi: Tặng khách hàng một điều gì đó như ebook miễn phí, công thức, những chỉ dẫn, hội thảo trên web, hướng dẫn hoặc danh sách kiểm tra… Đổi lại, bạn sẽ có những vị khách hàng luôn trung thành với sản phẩm của mình. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. 

13. Không đầu tư nhiều vào truyền thông xã hội

Khi bạn bắt đầu việc tiếp thị và xây dựng thương hiệu, hãy thử nghiệm áp dụng với một hoặc hai trang mạng xã hôi phổ biến nơi mà bạn biết khách hàng của bạn là ai và có thể xây dựng một tính năng hỗ trợ quảng cáo với ngân sách nhỏ. Đừng phung phí ngân sách quảng cáo ở giai đoạn đầu. 

 

 

Facebook và Pinterest là 2 trang web rất tốt cho việc bán sản phẩm. LinkedIn cũng là một website kinh doanh cá nhân để xây dựng thương hiệu riêng, Widmer giải thích. LinkedIn cũng là một nơi tốt để đặt lại mục tiêu nội dung.

14. Tiết kiệm trong việc thuê người sớm

Những người kinh doanh thường quá vội vàng tuyển người vì họ muốn lấp đầy các vị trí để mở rộng quy mô. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo nên các rủi ro bao gồm những người không có năng lực cần thiết, hoặc không có ý định gắn bó với công ty.

 

Vì vậy, khi thuê nhân viên, điều rất quan trọng là chọn những kỹ năng mà bạn không có và có những phẩm chất mà bạn tôn trọng. "Năm nhân viên đầu tiên chính là nhân tố chính giúp công ty tồn tại và phát triển”, Patel nhấn mạnh.

15. Đánh giá thấp nỗi ám ảnh 

Bạn đã đọc rất nhiều về tầm quan trọng của việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống - hãy quên nó (ít nhất trong 2-5 năm đầu).

 

"Đừng lo lắng về thời gian. Ý tưởng lớn không đến khi bạn đang cố gắng quản lý từng giây từng phút. Chúng cũng không xuất hiện khi bạn muốn làm quá nhiều việc. Ý tưởng chỉ đến khi bạn tập trung vào một việc. Hãy gạt mọi thứ khác sang một bên”, Tobak nói.

16. Nghĩ rằng một công thức có thể áp dụng với tất cả

Sản phẩm hay chiến lược thích hợp với một công ty không có nghĩa là nó có thể áp dụng vào việc kinh doanh của bạn. Hãy đặt ra câu hỏi về những gì bạn đọc và thấy thành công của người khác.

Với sự phát triển của các kênh thông tin, trang thương mại điện tử và mạng xã hội thì việc khởi nghiệp kinh doanh online là điều mà bạn trẻ nào cũng hướng tới. Kinh doanh online liệu có khó hay không?

 

Đó không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức đối với những người “chân ướt chân ráo” vào nghề. Đọc bài viết để hiểu biết hơn về những rủi ro mà người kinh doanh online phải đối mặt.

17. Tạo dựng niềm tin của khách hàng

Việc kinh doanh online khởi phát là niềm tin được tạo dựng trong lòng khách hàng. Điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm giàu từ kinh doanh online. Dù trong bất kỳ môi trường nào của xã hội, kể cả làm văn phòng hay kinh doanh online. Niềm tin luôn là yếu tố quyết định đến thái độ của đối phương đối với mình.

 

Khi mọi kế hoạch kinh doanh online mới nằm trên ý tưởng thì nó có thể là một chiếc “bánh vẽ” khá “dễ ăn”. Tuy nhiên, theo như quan niệm từ xa xưa của người Việt chúng ta khi mua hàng phải được tận tay kiểm tra và thử hàng mới quyết định rút “hầu bao”.

 

 

Đối với việc kinh doanh qua nền tảng mạng xã hội thì điều này trở nên vô cùng khó khăn. Hơn nữa, đã xảy ra rất nhiều vụ lừa đảo dưới hình thức kinh doanh này. Đã vô tình tạo nên một rào cản giữa người bán hàng và người mua hàng online.

 

Ngoài ra, có khá nhiều khách hàng lựa chọn trung thành với một nơi bán hàng online uy tín vì họ đã từng trải nghiệm sản phẩm và cảm thấy yên tâm. Từ đó, họ có thể khó chấp nhận được cái mới. Chính bởi vậy mà bí quyết kinh doanh online thành công là phải tạo được niềm tin trong lòng khách hàng. Thông qua các hình thức như thuyết phục, đảm bảo độ tin cậy về mặt hàng mà bạn kinh doanh.

 

Và còn vài điều đặc biệt cuối cùng, những điều đó là gì? Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.

Facebook