Bí quyết cần nhớ khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử P4
Giỏ hàng 0

CHƯƠNG III: SÀN THƯƠNG MẠI - Bí quyết cần nhớ khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử P4

Ngày đăng: 05:06 PM 12/05/2021 - Lượt xem: 732

Để tạo lập gian hàng trên sàn thương mại điện tử cũng giống như thành lập công ty vậy, bạn sẽ cần thông tin gian hàng; thông tin người quản lý gian hàng; liên kết ngân hàng để thanh toán và chọn đơn vị giao hàng.

2) TẠO LẬP, THIẾT KẾ, TRANG TRÍ GIAN HÀNG

Khi đã tạo lập và khai báo thông tin rồi bạn sẽ thiết kế danh mục sản phẩm; quy chuẩn hình ảnh sản phẩm theo tiêu chuẩn của từng sàn (Tiki, Lazada, Shopee…).

 

Để khách hàng ấn tượng với bạn từ ban đầu và tạo khác biệt cho gian hàng của bạn là điều cần thiết và cần đầu tư cho trang trí layout trang bán hàng cùng các banner hấp dẫn chứa chương trình ưu đãi.

 

 

Các banner ngoài đẹp mắt còn cần chứa những thông điệp riêng để thông qua hình ảnh banner khách hàng biết bạn đang bán gì và có món hàng họ cần không? Các thông điệp phổ biến trên banner:

Banner giới thiệu sản phẩm mới gồm những thông tin như:

  • Heading 
  • Subheading
  • Product Slogan
  • Brand colours
  • Product packshot
  • Product benefit
  • Call-to-action

3) QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI VÀ CHIẾN DỊCH MARKETING.

Vì sao bạn cần chương trình khuyến mãi à? Thông qua chương trình khuyến mãi thì gian hàng của bạn sẽ:

  • Tăng lượng truy cập vào gian hàng.
  • Tăng độ phủ sóng.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
  • Tăng doanh thu mỗi đơn hàng.

Các chương trình khuyến mãi định kỳ mà gian hàng của bạn có thể tham gia: B-Day; Mid-Year; 9.9; 11.11; 12.12; Tet. Khi nắm được các chương trình định kỳ bạn sẽ dễ dàng lên Chiến dịch Marketing với từng nội dung phù hợp. Chúng ta có thể bắt đầu setup các chương trình như sau:

 

Cài đặt mới chương trình khuyến mãi

– Tên chương trình

– Thời gian bắt đầu – kết thúc.

– Loại khuyến mãi (giảm giá, tặng kèm).

– Dự toán kinh phí cho chương trình.

Các loại mã giảm

– Mã miễn phí vận chuyển(Tiki)

– Combo linh hoạt (lazada)

– Tặng kèm (Sendo) 

Các loại SKU (mã hàng hóa)

– SKU đơn

– SKU Gói sản phẩm.

 

Khi đã chọn và lên kế hoạch cho chương trình rồi, bạn cần dựa trên những gì bỏ ra (chi phí) và thu lại (doanh thu) để đánh giá hiệu quả của từng chiến dịch. 

 

Ở giai đoạn đầu, gian hàng của bạn sẽ vắng khách, các sàn đã thấu hiểu điều đó và tạo ra các chương trình để các gian hàng tham gia thu về một lượng truy cập đáng kể, những đánh giá sản phẩm tăng uy tín cho gian hàng của bạn. Qua những chương trình khuyến mại đầu thì bảng dự chi và báo cáo bán hàng (ở Seller Center) sẽ cho bạn biết chương trình bạn tham gia đã hiệu quả chưa, bạn cần điều chỉnh chi phí hay không? 

 

Sau mỗi chương trình, các gian hàng đã có lượng khách hàng ban đầu thì bước tiếp theo chắc chắn là công việc hậu mãi.

4) CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

Đây là yếu tố quan trọng để các sàn “chấm điểm” gian hàng của bạn. Chẳng hạn như Lazada đánh giá từng shop thông qua Tỉ lệ phản hồi Chat trong ngày. Nếu tỉ lệ này < 85% thì gian hàng của bạn sẽ bị hạn chế sử dụng một số công cụ khác.

 

 

Khách hàng đã muốn mua nên cần bạn trực tiếp giải đáp thắc mắc về sản phẩm ngay lúc đó. Nếu trễ hơn thì khách hàng sẽ quên đi sản phẩm của bạn. Bạn sẽ cần gửi mã giảm giá ưu đãi của tháng đó cho khách hàng quay lại mua có thể gửi thông qua email hoặc sms,... Nếu họ đã mua thêm thì bạn nên khuyến khích để lại đánh giá sản phẩm và gian hàng để tăng mức độ tin cậy. 

5) QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Các công ty thường cần 1 kế toán để quản lý tài chính. Nhưng ở sàn TMĐT sẽ có kế toán tự động cho gian hàng của bạn (Seller Center). Thông qua các thông số của các giao dịch và sao kê tài khoản, bạn sẽ tổng hợp được kết quả kinh doanh của tháng vừa rồi. Dựa vào đó, bạn sẽ lên kế hoạch cho tháng sau. 3 chỉ số chính mà bạn cần kiểm tra thường xuyên:

  • Sao kê tài khoản: Bạn kiểm tra được đơn đã thanh toán; đang thanh toán; chờ thanh toán.
  • Đơn hàng: Bạn biết được đơn nào đã giao hàng; đơn nào đã trả hàng hay đơn giao hàng thất bại.
  • Tổng quan giao dịch: Doanh thu tuần hoặc tháng đó; khoản giảm trừ (khoản phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu).

6) QUẢN LÝ DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH BÁN HÀNG

Trung Tâm Dữ Liệu (Shopee), đây là 1 công cụ phân tích chỉ số bán hàng của gian hàng theo từng giai đoạn trong quy trình đặt hàng của người mua. Các chủ gian hàng thường khoe với nhau “Tỷ lệ chuyển đổi” của họ. Vậy tỷ lệ chuyển đổi là gì? 

 

 

Đó là tỷ lệ khách hàng hoàn tất 2 giai đoạn liền kề của 1 đơn hàng và chia thành 3 giai đoạn: 

  • Người mua xem sản phẩm.
  • Người mua đặt mua sản phẩm.
  • Người mua thanh toán đơn hàng.

Tỷ lệ chuyển đổi là con số cho bạn biết giai đoạn nào cần cải thiện từ khi người mua xem đến đặt mua sản phẩm. Để rồi đưa ra phương án giải quyết cho từng giai đoạn để tăng doanh thu cho gian hàng.

 

Vậy khi vào Trung Tâm Dữ Liệu (Shopee) bạn để ý 3 chỉ số chính:

  • Chỉ Số bán hàng: Thống kê lượt truy cập và doanh thu của gian hàng.
  • Tỷ lệ chuyển đổi:  Đánh giá được giai đoạn nào trong quy trình đặt hàng cần cải thiện.
  • Xu hướng số liệu: Quản lý sự thay đổi của các chỉ số bán hàng theo thời gian.

Hành vi mua hàng của người mua đã dần thay đổi qua sự tiện lợi và đánh trúng tâm lý người mua của các sàn TMĐT. Chính vì vậy nó đã trở thành 1 trong những kênh bán hàng và kênh tiếp thị sản phẩm hiệu quả nhất hiện nay. Nhưng không phải cứ có mặt trên sàn thôi là đơn tự kéo nhau về. Một gian hàng trên TMĐT đòi hỏi bạn phải có sự đầu tư trong quản lý, vận hành và marketing.

 

Bài viết đến đâu là kết thúc, chúc các bạn có những trải nghiệm thật tốt khi kinh doanh online trên nền tảng TMĐT. Chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau tại đây.

Facebook