CHƯƠNG III: SÀN THƯƠNG MAI - Có những sàn TMĐT nào? P3
Giỏ hàng 0

CHƯƠNG III: SÀN THƯƠNG MAI - Có những sàn TMĐT nào? P3

Ngày đăng: 03:06 PM 23/04/2021 - Lượt xem: 795

Với một khối lượng lớn nhà kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử cũng như có rất nhiều sản thương mại điện tử hiện nay. Để đánh giá và lựa chọn kênh phù hợp ngoài chất lượng sản phẩm ra thì bạn cần phải quan tâm đến rất nhiều yếu tố như: chính sách, chiết khấu bán hàng, dịch vụ hỗ trợ. công cụ hỗ trợ quảng bá sản phẩm, hỗ trợ vận chuyển, chiết khấu khác,…

4. Nên kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nào?

 

Bán hàng trên Lazada

Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2012, Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam, trực thuộc Alibaba – tập đoàn thương mại điện tử lớn hàng đầu Châu Á.

Ưu điểm:

  • Sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam với số lượng shop lớn.
  • Mức hoa hồng dành cho người bán khá hấp dẫn, 5% cho sản phẩm điện tử, 10% cho sản phẩm thời trang, 8% cho sản phẩm khác.
  • Việc bán hàng trên lazada hoàn toàn miễn phí và khá đơn giản. Khi bắt đầu có đơn hàng giao dịch thành công, phí hoa hồng và phí vận chuyển theo ngành hàng và hình thức vận chuyển sẽ được áp dụng.
  • Bảo mật thông tin khách hàng và thái độ phục vụ chất lượng.
  • Chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tin cậy. Sản phẩm đăng bán trên lazada được đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nguyên mới. Khách hàng có thể đổi trả sản phẩm nếu thấy chất lượng không như cam kết hoặc không ưng ý. Số lượng sản phẩm được đăng tải không giới hạn lên Seller Center.

Nhược điểm:

  • Các chi phí như chiết khấu, chi phí lấy hàng, vận chuyển khá lớn.
  • Thời gian giao hàng lâu dự kiến là 2-8 ngày kể từ khi Lazada nhận được đơn đặt hàng.
  • Tập trung nhiều vào người mua nên người bán khá thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào Lazada, khó có thể chủ động phát triển được.
  • Nhiều mặt hàng của Lazada mặc dù đã giảm giá nhưng vẫn cao hơn giá bán ở các sàn khác.

Bán hàng trên Shopee

Gia nhập thị trường thị trường nửa cuối năm 2016, tính đến nay được gần 2 năm hoạt động. Tuy nhiên, Shopee đang là một trong những sàn thương mại điện tử chiếm thị phần lớn tại thị trường Việt Nam. Tính đến tháng 3/2018, Shopee có hơn 800.000 nhà bán hàng, một con số khá ấn tượng.

Ưu điểm:

  • Tiếp cận với lượng khách hàng cực lớn trên Shopee
  • Cách đăng ký bán hàng trên Shopee dễ dàng, nhanh chóng
  • Quy trình bán hàng trên Shopee đơn giản.
  • Bán hàng trên Shopee hoàn toàn không mất phí hay % hoa hồng.
  • Shopee hỗ trợ phí vận chuyển cho các đơn hàng, chính sách vận chuyển cho nhà bán hàng cực ưu đãi, liên kết với các hãng vận chuyển lớn, thời gian giao hàng tương đối nhanh 1 – 4 ngày làm việc cho đơn hàng nội thành.
  • Có các chương trình khuyến mãi, trợ giá hấp dẫn cho nhà bán hàng.
  • Chính sách đổi trả dễ dàng và bảo vệ người bán.
  • Tương tác giữa khách hàng với người bán nhờ tính năng chat trực tiếp hay bình luận.

Nhược điểm:

  • Số lượng người bán trên Shopee lớn nên mức độ cạnh tranh cao
  • Hàng giả, hàng nhái nhiều, tình trạng bán phá giá phổ biến khiến các nhà bán hàng gặp khó khăn
  • Phí ship cao với các đơn hàng không đủ điều kiện hỗ trợ phí ship

Bán hàng trên Sendo

Sendo do Công ty Cổ phần Công Nghệ Sen Đỏ gây dựng và phát triển với gần 80.000 gian hàng và 3.000.000 sản phẩm, dưới sự bảo trợ của FPT. Với các ngành hàng nổi bật như thời trang nam, nữ, mẹ và bé, phụ kiện công nghệ, đồ gia dụng, thực phẩm, mỹ phẩm,…

Ưu điểm:

  • Là sàn thương mại điện tử tạo uy tín nhờ ăn theo thương hiệu FPT
  • Phát triển mạnh mẽ trong về mảng thời trang và phi công nghệ
  • Chính sách bảo mật thông tin khách hàng rất tốt.
  • Với các chủ shop Bizweb, có thể dễ dàng đồng bộ sản phẩm từ website qua gian hàng, và quản lý bán hàng nhanh chóng, hiệu quả thông qua ứng dụng kênh bán hàng trên Sendo
  • Tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng đổi trả sản phẩm theo quy định cho phép.

Nhược điểm:

  • Các gian hàng mở trên Sendo là hoàn toàn miễn phí, nhưng lại bán các gói marketing và sử dụng các gói này cũng chưa chắc đã hiệu quả.
  • Cơ chế quản lý người bán chưa tốt nên vẫn có tồn tại hàng giả, hàng kém chất lượng.
  • Hiện tượng hoàn hàng khá cao có thể tới 20%. Cơ chế quản lý người mua cũng không được quan tâm đúng mức nên tồn tại rất nhiều đơn hàng ảo.
  • Vấn đề giao hàng còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho cả người bán và người mua. Phí giao hàng cao và thời gian giao hàng cũng không được đảm bảo.
  • Tương tác với khách hàng hạn chế.

Trên đây là ưu nhược điểm của 3 sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Chủ shop online có thể cân nhắc, so sánh để đưa ra quyết định phù hợp cho shop của mình khi lựa chọn bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Chúc các bạn kinh doanh thành công. Chào và hẹn gặp lại ở đề tài tiếp theo.

Facebook