Tất tần tật kiến thức về kinh doanh trên sàn TMĐT
Giỏ hàng 0

CHƯƠNG III: SÀN THƯƠNG MẠI - Tất tần tật kiến thức về kinh doanh trên sàn TMĐT

Ngày đăng: 03:16 PM 16/06/2021 - Lượt xem: 778

Để tìm hiểu về kinh doanh thương mại điện tử thì chúng ta sẽ tìm hiểu về sự ra đời của internet, khái niệm về thương mại điện tử từ đó chúng ta sẽ hiểu lợi ích của thương mại điện tử cũng như những thách thức những thách thức TMĐT trong quá trình ứng dụng TMĐT vào đời sống xã hội và các hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

1. Định nghĩa

E-Commerce trong đó có một khái niệm TMĐT khá nổi tiếng của các tổ chức quốc tế.

  • Theo tổ chức thương mại thế giới WTO thì thương mại điện tử là việc sản xuất -> tiếp thị -> bán -> phân phối sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử.
  • Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD có 2 cách định nghĩa rộng và hẹp về giao dịch thương mại điện tử như sau 

Theo nghĩa RỘNG

Giao dịch thương mại điện tử là việc mua hoặc bán hàng/dịch vụ giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng, chính phủ và các tổ chức nhà nước hoặc tư nhân được tính hàng thông qua các mạng kết nối qua trung gian máy tính.Hàng hóa hoặc dịch vụ được đặt mua qua mạng nhưng việc thanh toán và giao hàng hóa có thể được thực hiện theo phương pháp truyền thống.

 

Giao dịch thương mại điện tử theo định nghĩa này bao gồm các đơn hàng được nhận hoặc đặt qua bất cứ ứng dụng trực tuyến nào trong các giao dịch tự động như ứng dụng internet hoặc các hệ thống điện thoại tương tác.

Theo nghĩa HẸP

Giao dịch TMĐT là việc mua hoặc bán hàng hóa dịch vụ được tiến hành thông qua internet, giao dịch TMĐT theo định nghĩa này bao gồm: các đơn hàng được nhận hoặc đặt qua bất kì ứng dụng nào qua nền internet trong các giao dịch tự động bất kỳ hình thức truy cập internet thông qua di động hay tivi loại trừ các đơn hàng qua điện thoại, fax hay email.

 

2. Giao dịch thương mại điện tử diễn ra như thế nào?

Cửa hàng trực tuyến

Cửa hàng trực tuyến là một trong những cách đơn giản nhất để thực hiện thương mại điện tử. Người bán tạo trang web và sử dụng nó để bán sản phẩm và dịch vụ bằng cách sử dụng giỏ hàng và giải pháp thương mại điện tử. Giải pháp “đúng” sẽ phụ thuộc vào người bán và sản phẩm của họ. Những cửa hàng trực tuyến phổ biến nhất hiện nay: Magento, Demandware, Oracle Commerce, Shopify, WooCommerce, BigCommerce, Volusion, Drupal Commerce….

Thị trường trực tuyến

Giao dịch thương mại điện tử cũng có thể diễn ra trên các thị trường trực tuyến – các trang web tạo thuận lợi cho giao dịch giữa người bán và khách hàng. Nhiều thị trường trực tuyến không để phần theme quảng cáo thay vào đó họ chỉ kết nối người mua và người bán và cung cấp cho họ nền tảng để kinh doanh. Một số thị trường trực tuyến hàng đầu như: Amazon, eBay, Etsy, Alibaba, Fiverr, Upwork… ở Việt Nam có Lazada, Shopee, sendo…..

 

3.Những ai nhận được lợi ích từ kinh doanh thương mại điện tử

Đối với doanh nghiệp

Lợi ích lớn nhất mà TMĐT đem lại là tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch.Với thương mại điện tử bạn không phải tốn kém nhiều cho việc thuê cửa hàng với đông đảo nhân viên phục vụ, bạn cũng không cần đầu tư nhiều cho kho chứa thay vào đó bạn chỉ cần một khoản tiền nhỏ để xây dựng một website bán hàng qua mạng sau đó chỉ tốn 10% phí để duy trì và vận hành website mỗi tháng.

 

 

Doanh nghiệp có thể marketing toàn cầu với chi phí cực kì thấp, bạn có thể đưa thông tin quảng cáo của bạn đến với hàng trăm triệu người xem từ khắp nơi trên thế giới.Đây là điều mà chỉ có TMĐT làm được cho doanh nghiệp.

Đối với người tiêu dùng

Thương mại điện tử mở rộng khả năng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ người cung cấp.Với TMĐT khách hàng không còn giới hạn về địa lý hay thời gian làm việc, họ có thể mua hàng mọi lúc, mọi nơi. Lựa chọn giữa hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhà cung cấp giữa các vùng miền khác nhau.

 

Đối với xã hội

TMĐT tạo ra một phương thức kinh doanh và làm việc mới phù hợp với cuộc sống công nghiệp hiện đại. TMĐT tạo ra một sân chơi mới cho các doanh nghiệp buộc họ phải đổi mới, sáng tạo để đưa ra chiến lược kinh doanh và dịch vụ riêng cho sản phẩm dịch vụ từ đó góp phần phát triển cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế tổng thể nói chung.

 

Mặc dù mang lợi những lợi ích kinh tế rất lớn nhưng việc ứng dụng TMĐT cũng không tránh khỏi những thách thức khó khăn.

 

Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.

Facebook