TMĐT làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào?
Giỏ hàng 0

CHƯƠNG III: SÀN THƯƠNG MẠI - TMĐT làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào? P3

Ngày đăng: 12:29 PM 04/06/2021 - Lượt xem: 808

Các hình thức thanh toán trực tuyến thông qua thẻ ngân hàng, tài khoản thanh toán trực tuyến dạng như Paypal, Payoneer… sẽ phổ biến rộng rãi hơn, bên cạnh đó là các hình thức thanh toán trung gian thường gặp như Ngân Lượng, Bảo Kim, Momo, ZaloPay… giúp cho người dùng thuận tiện hơn trong việc mua và bán, đồng thời tăng sức mua hàng và đơn hàng cho các shop bán hàng.

3. Bùng nổ phương thức thanh toán trực tuyến

Xu hướng thanh toán trực tuyến tăng trưởng mạnh mẽ khi có đến 21% các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ được thực hiện onine; trong đó tỷ lệ nữ giới và nam giới thực hiện thanh toán online lần lượt là 21% và 20%. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường cũng tạo cơ hội cho việc thanh toán trực tuyến bùng nổ khi việc thanh toán bằng tiền mặt có nhiều rủi ro lây lan virus.

 

Khó khăn và thách thức trong việc phát triển thương mại điện tử

 

 

Hiện nay, phát triển TMĐT gặp một số khó khăn, thách thức sau:

 

Thứ nhất, dù phát triển mạnh mẽ nhưng thị trường TMĐT cũng tạo ra một cuộc sàng lọc khắc nghiệt. Đầu tháng 2/2020, Leflair đã thông báo tạm ngưng hoạt động tại Việt Nam. Theo lý giải của nhà đầu tư này, xây dựng và mở rộng TMĐT đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn. Trong đó, công nghệ, kho vận, nhân sự là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của DN. Tuy nhiên, áp lực nguồn vốn hữu hạn và yêu cầu cắt giảm chi phí vận hành buộc DN phải đưa ra quyết định khó khăn này. Không chỉ có Leflair, trước đó, trong năm 2019, thị trường đã chứng kiến sự “ra đi” của nhiều thương hiệu bán hàng trực tuyến như Robins.vn, Adayroi.vn (của Vingroup). Những cái tên khác như vuivui.com (của thegioididong), Cdiscount.vn (của Big C Việt Nam) đã đóng cửa vì hoạt động không hiệu quả.

 

 

Sau khi những thương hiệu này từ bỏ cuộc chơi, các trang TMĐT tổng hợp tại Việt Nam chỉ còn 4 cái tên đáng chú ý là Lazada.vn, Sendo.vn, Tiki.vn, Shopee.vn. Tuy nhiên, những cái tên này đều có sự chi phối từ các ông lớn nước ngoài. Trong đó, Alibaba sở hữu Lazada.vn, JD.com là cổ đông lớn của Tiki.vn, Tiki có vốn điều phối từ nhà đầu tư Trung Quốc...

 

Thứ hai, để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh, DN phải trường vốn, đây là điểm yếu của các DN trong nước. Bên cạnh vốn đầu tư, các DN nội vẫn yếu thế hơn các nhà cung cấp trực tuyến toàn cầu xét trên nhiều khía cạnh. Làn sóng đầu tư của các đối thủ ngoại vào Việt Nam cho thấy, TMĐT trong tương lai có thể chỉ là sân chơi của những tên tuổi lớn. Nhiều chuyên gia dự đoán, trong tương lai không xa, TMĐT Việt Nam sẽ bị thống lĩnh bởi 2 hoặc 3 công ty chiếm đến 80% thị phần và những công ty nhỏ hơn chỉ còn cách đi vào thị trường ngách. Các DN Việt Nam vẫn chưa đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu thị hiếu khách hàng.

 

 

Thứ ba, thách thức về an toàn, an ninh mạng, cho DN và cả người tiêu dùng. An ninh mạng và bảo mật cá nhân trong các giao dịch TMĐT ở Việt Nam là vấn đề nan giải lớn cho các nhà quản lý DN và cơ quan quản lý nhà nước. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật buộc các DN cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong TMĐT không được thực hiện một số hành vi có thể xâm hại tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa có tính khả thi cao nên người tiêu dùng vẫn chịu nhiều thiệt thòi và chưa yên tâm khi mua sắm online.

 

Thứ tư, số liệu thống kê và báo cáo cũng cho thấy, số lượng người dùng internet mua sắm trực tuyến tại Việt Nam tăng trưởng mạnh nhưng vẫn thấp hơn các nước trong khu vực. Cụ thể, có 90% người dùng Internet tại Indonesia mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động, cao nhất Đông Nam Á. Trong khi đó, con số này tại Việt Nam là 70%, thấp nhất Đông Nam Á. Tại Đông Nam Á, trung bình chỉ có 47% DN áp dụng hình thức thanh toán khi nhận hàng (COD), trong khi ở Việt Nam có đến hơn 80% DN hỗ trợ phương thức thanh toán COD. Để thanh toán trực tuyến đi vào đời sống, trở thành thói quen của người dùng, cần có sự liên kết của Nhà nước, hệ thống ngân hàng với các DN TMĐT, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến… trong việc thay đổi nhận thức, tạo thói quen của người dùng.

 

 

Thứ năm, cơ sở hạ tầng công nghệ chưa tốt không chỉ khiến cho TMĐT của Việt Nam khó cạnh tranh với các quốc gia phát triển khác có thể đối mặt với các sự cố không mong muốn hoặc thách thức về an ninh mạng.

 

Phần lớn DN Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu khách hàng nước ngoài để bán hàng trực tiếp, không phải qua các nhà phân phối trung gian. Các DN TMĐT ở Việt Nam còn chậm đầu tư và ít đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và chăm sóc khách hàng. Xét về mức độ uy tín, các nhà bán hàng trực tuyến trong nước còn yếu so với nhiều nhà bán hàng trực tuyến toàn cầu. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm quốc nội vẫn lép vế so với sản phẩm tương tự của nhiều nước khác.

 

Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.

Facebook