Kinh doanh online mùa Covid-19, biến “nguy” thành “cơ” P2
Giỏ hàng 0

Kinh doanh online mùa Covid-19, biến “nguy” thành “cơ” P2

Ngày đăng: 04:24 PM 22/02/2021 - Lượt xem: 872

Tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp khiến cho nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng càng tăng cao. Trước nhu cầu của người dân, nhiều cửa hàng cũng đã chuyển đổi hình thức và phương thức kinh doanh từ truyền thống sang bán hàng online, đặc biệt là trong ngành hàng dịch vụ ẩm thực.

Thay đổi hình thức kinh doanh trong mùa dịch COVID-19 

Không chỉ chuyển đổi hình thức bán hàng, nhiều người kinh doanh nhỏ lẻ đã có thêm nghề "tay trái" để có nguồn thu nhập trong tình hình dịch bệnh phức tạp.

 

 

Nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh đã chuyển sang hình thức bán hàng online trên mạng xã hội Facebook và giao hàng tận nhà. Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều cửa hàng tại toàn Việt Nam cũng đã chuyển đổi mô hình kinh doanh, áp dụng hình thức bán hàng trực tuyến và dịch vụ giao hàng tận nhà. Tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

 

Trong những khó khăn chung thì đây được xem là giải pháp tối ưu để đảm bảo thu nhập, duy trì cuộc sống ổn định cho người dân. Mong rằng, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, dịch bệnh sẽ sớm được khống chế để mọi hoạt động trong cuộc sống của người dân trở lại bình thường.

Cơ hội chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cũng đang dần thay đổi phương thức mua bán và quản lý bất động sản. Đặc biệt, cú sốc Covid-19 đã thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực bất động sản nhanh hơn với điều kiện bình thường.

 

 

Theo đó, công nghệ sẽ được vận dụng vào các quá trình tư vấn phát triển dự án, bằng cách sử dụng nền tảng platform liên quan đến việc thu thập dữ liệu và thông tin, tiếp thị (công nghệ thực tế ảo 6D, 3D), giúp người mua có cái nhìn trực quan, chính xác giống như đang có mặt tại dự án.

 

Ứng dụng ra đời nhằm giải quyết những những điều mà thị trường Việt Nam còn thiếu. Sản phẩm được phản ánh gần như chính xác từ xa, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo, nguồn nhân lực, khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định mà không cần thông qua phương pháp thủ công truyền thống.

 

Thông tin đa chiều, minh bạch, thậm chí mua, bán các sản phẩm bất động sản chỉ bằng vài cú click chuột.Việc sử dụng công nghệ giúp giảm chi phí nhân công, chi phí vận hành, từ đó có thể giảm giá thành, đem lại giá trị thật tới khách hàng.

 

 

Việc chuyển đổi mô hình số là yếu tố sống còn khi thực tế theo Hội môi giới bất động sản Việt Nam, tính đến hết tháng 3 đã có 800 sàn giao dịch bất động sản trên tổng số khoảng 1.000 sàn giao dịch trên cả nước ngừng hoạt động.

Kinh doanh online thời covid 19 cơ hội và thách thức

Kinh doanh online đặc biệt là thực phẩm mang lại nguồn lợi lớn

 

Covid-19 tạo ra nhiều cơ hội lớn cho kinh doanh online 

 

 

Kinh doanh online là hình thức kinh doanh trực tuyến, sử dụng mạng internet để kết nối nhà cung cấp dịch vụ với khách hàng thông qua các trang mạng xã hội. Hình thức kinh doanh này được xem là giải pháp hữu hiệu nhất cho các doanh nghiệp, cửa hàng để “sống chung” với đại dịch. Nhiều cơ hội mới cho hoạt động kinh doanh online ở nước ta. Cụ thể:

 

– Thị trường kinh doanh online thời gian này rất phát triển, là cơ hội lớn nếu biết tận dụng.

Thực hiện chính sách giãn cách xã hội của chính phủ, toàn bộ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thời trang, vui chơi giải trí,… đều đóng cửa. Người dân hạn chế ra đường để tránh lây nhiễm dịch bệnh. Người tiêu dùng chuyển từ mua sắm offline sang online để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. Vì vậy, đây là thời thế tốt nhất cho hình thức kinh doanh online phát triển.

 

 

Hiện nay, nhiều cửa hàng, doanh nghiệp đã triển khai thực hiện thành công hình thức kinh doanh online. Các cửa hàng thời trang quần áo, giày dép, phụ kiện, mỹ phẩm… tạm dừng mua sắm offline, chỉ bán hàng online. Các quán ăn, nhà hàng chỉ cung cấp dịch vụ mua mang về hoặc gọi ship. 

 

– Trước tác động của dịch bệnh, hàng loạt lao động phải nghỉ việc. Để kiếm thêm thu nhập, một bộ phận trong số đó đã chuyển sang tự kinh doanh online. Họ chủ yếu chỉ bán các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ gia dụng, đồ ăn nhanh,… Công việc đó vừa tạo niềm vui cho chính mình, vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Chính hoạt động trên đã giúp cán cân cung – cầu trong hoạt động kinh doanh online cân bằng hơn.

 

– Các khoản chi phí mặt bằng, chi phí quản lý… đối với doanh nghiệp, cửa hàng là cả một gánh nặng. Vì thế, khi chuyển đổi sang hình thức kinh doanh online sẽ giúp các doanh nghiệp, cửa hàng tiết kiệm được một khoản chi đáng kể.

 

– Kinh doanh online trong thời gian đại dịch covid-19 cũng trở nên dễ dàng hơn nhờ sự phát triển của công nghệ 4.0. Các ứng dụng mua sắm trực tuyến như: Tiki, sendo, shopee, lazada,… ngày càng được nhiều người biết đến, tạo thuận lợi cho quá trình kinh doanh. Hàng loạt các trang mạng xã hội như: Facebook, zalo, instagram,… đẩy mạnh vai trò kết nối hàng hóa, dịch vụ đến với người tiêu dùng.

 

Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.

Facebook