Thương mại điện tử tại Việt Nam: Cần sự đầu tư dài hạn
Giỏ hàng 0

Thương mại điện tử tại Việt Nam: Cần sự đầu tư dài hạn

Ngày đăng: 01:45 AM 25/01/2019 - Lượt xem: 1138

Thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam dù còn khá non trẻ nhưng được đánh giá là thị trường có tiềm năng lớn với tốc độ phát triển từ 20-35% hàng năm. Có thể thấy, thị trường này đang thu hút vốn đầu tư mạnh từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, không chỉ có các doanh nghiệp khởi nghiệp mà cả những “ông lớn” trong ngành cũng phải ngậm ngùi chia tay với thị trường TMĐT bởi các vấn đề liên quan tới đầu tư tài chính, vận hành, logistics, nhân sự… Vậy doanh nghiệp cần phải làm gì để ‘sống sót’ và phát triển trong thị trường TMĐT tại Việt Nam?

Đầu tư vào logistics, cơ sở hạ tầng

Theo nhận định Báo cáo Logistics Việt Nam 2018 của Bộ Công Thương, năm 2019 sẽ là năm chứng kiến sự phát triển mạnh của thị trường TMĐT. Quy mô thị trường này năm 2017 (theo Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2018) đạt 6,2 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 24%. Ước tính số người tham gia mua sắm trực tuyến là 33,6 triệu người, giá trị mua sắm trực tuyến bình quân là 186 USD/người.

Theo các chuyên gia, điều quan trọng nhất với các giao dịch TMĐT là phải giữ được uy tín, xây dựng niềm tin với người tiêu dùng. Niềm tin phải được tạo dựng từ chất lượng hàng hóa, thời gian giao hàng chính xác, chất lượng phục vụ của người chuyển hàng.

Các doanh nghiệp TMĐT cần có tầm nhìn dài hạn để xây dựng và phát triển công nghệ không chỉ cho nền tảng ứng dụng mà còn cho cả hệ thống kho vận cùng trung tâm phân loại, giảm thiểu tối đa thời gian cũng như chi phí vận chuyển hàng. Trong điều kiện đó, các công ty thương mại lớn đều đang xây dựng hệ sinh thái của mình, trong đó logistic là một trụ cột quan trọng.

Nhận thức được điều này, Lazada – một trong những “ông lớn” TMĐT hiện nay đã xây dựng hệ thống kho hàng từ Bắc tới Nam và áp dụng chính sách giao hàng miễn phí cho 10 tỉnh thành trên toàn quốc; tập trung phát triển các hình thức giao hàng mới như giao hàng bằng xe đạp điện với thùng hàng lớn, giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển, đồng thời phù hợp với đặc thù giao thông tại các thành phố lớn ở Việt Nam.

 

 

Kết quả hình ảnh cho logistic

Đào tạo nhà bán hàng chuyên nghiệp

Ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng, TMĐT tại Việt Nam cũng gặp vấn đề về lòng tin giữa người bán hàng và người tiêu dùng. Dữ liệu thống kê cho thấy, 54 triệu người Việt sử dụng internet và con số ấy có thể tăng lên tới 59 triệu người, chiếm 60% dân số vào năm 2020. Hiện 91% người dân đã sử dụng điện thoại thông minh; trong đó, số lượng người ở nông thôn là gần 80%. Người Việt Nam đang vào internet trung bình 25 giờ/tuần... Song có thể nhận thấy, TMĐT ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh nhưng còn tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt là về lòng tin của người tiêu dùng ở mức thấp.

Theo đại diện của Lazada, đào tạo nhà bán hàng chuyên nghiệp là một trong những trụ cột chính của TMĐT, đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi thói quen, hành vi của người dùng và góp phần xây dựng một thị trường minh bạch và “khỏe mạnh” hơn.

Hình thức mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở nên thân quen với người tiêu dùng Việt Nam khi giúp việc mua hàng trở nên nhanh chóng, thuận tiện nhưng cũng không kém phần an toàn với rất nhiều lựa chọn sản phẩm chính hãng. Song yếu tố cốt lõi về đầu tư cơ sở hạ tầng, logistics, phát triển nguồn nhân lực… sẽ là chiến lược phát triển bền vững giúp các doanh nghiệp TMĐT có thể tồn tại vững mạnh trong thị trường TMĐT tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Trong một báo cáo nghiên cứu thị trường về các thương hiệu thương mại điện tử do Kantar thực hiện vào cuối quý 4 năm 2018, tại Việt Nam, Lazada là thương hiệu được nghĩ tới đầu tiên và cũng là lựa chọn số một trong tâm trí người dùng khi mua sắm trực tuyến.

 

 

 

 

PÔNG!!

Facebook