5 xu hướng thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Ngày đăng: 11:29 AM, 31/12/2018 - Lượt xem: 1.7k
Mua sắm trực tuyến là một trong những chủ để được mọi người nói đến nhiều nhất trong năm qua. Thị trường thương mại điện tử tăng 40% trong khi tốc độ phát triển của thị trường bán lẻ nói chung duy trì ở mức 10%.

Xu hướng 1: Số lượng người dùng ứng dụng di động gia tăng

Một trong những xu hướng phải kể đến đầu tiên là sự gia tăng trong số lượng người sử dụng ứng dụng di động. Khảo sát của chúng tôi cho thấy những người mua hàng trực tuyến tăng từ 40% trong năm 2017 đến 52% trong năm 2017. Đây có thể là một xu hướng tất yếu của nhóm người đã từng có thói quen mua hàng qua trình duyệt web. Sau khi người tiêu dùng tin tưởng vào cửa hàng, mức độ mua hàng thường xuyên hơn, và người dùng cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng qua ứng dụng di động.

Xu hướng 2: Cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá

Số lượng cửa hàng bán hàng trực tuyến ngày một gia tăng và giá sản phẩm là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên xu hướng. Thực tế cho thấy, 51% đáp án cho rằng họ mua hàng trực tuyến bởi vì “giá thành tốt”. Đây là một bước nhảy vọt từ tỉ lệ 27% của năm ngoái. Có thể nói mức độ cạnh tranh càng cao, thị trường càng trở nên tập trung về giá thành sản phẩmNgười tiêu dùng yêu thích và lựa chọn sản phẩm giá thành thấp trong khi các nhãn hàng hay những nhà cung ứng dịch vụ có thể phải chịu đựng mức độ lợi nhuận thấp ở thời điểm hiện tại.

Xu hướng 3: Sự phổ biến của Shopee

Chúng ta có thể thấy sự thay đổi cơ bản trong mức độ phổ biến của các shop thương mại điện tử. Shopee dẫn đầu và trở thành trang thương mại điện tử phổ biến thứ 2 trong danh mục thời trang và chăm sóc sắc đẹp. Shop đặc biệt phổ biến với nhóm nữ giới. Cụ thể, 14% cho rằng Shopee là shop bán hàng thời trang trực tuyến với tỉ lệ nữ giới là 19% và nam giới là 9%. Shopee có vẻ như đã chinh phục được các chị em phụ nữ.

Ngoài ra, chúng ta cũng thấy có sự gia tăng trong số lượng các cửa hàng thương mại điên tử hoạt động theo tổ chức cá thể, đặc biệt trong danh mục chăm sóc sắc đẹp. Thị trường hiện nay đã có một số môi trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các cá thể kinh doanh trực tuyến, rất nhiều những shop nhỏ lẻ đã tìm cơ hội thâm nhập thị trường.

Xu hướng 4: Sự bùng nổ của thương mại mạng xã hội (social commerce)

Một xu hướng tất yếu khi nhu cầu của thương mại mạng xã hội, mua hàng trực tuyến qua Facebook hay Zalo, đang gia tăng. Khảo sát của chúng tôi cho thấy 66% người mua hàng online đã mua hàng qua Facebook. Tỉ lệ cao hơn khá nhiều so với 47% trong năm 2017.

Người Việt Nam dành hàng giờ trên mạng xã hội và bị tác động bởi các post về sản phẩm của shop hay các quảng cáo. Xu hướng này khiến doanh thu qua Facebook và Zalo gia tăng đáng kể. 62% cho rằng mua hàng qua mạng xã hội “thú vị hơn” mua hàng qua các trang web bán hàng trực tuyến thông thường.

Xu hướng 5: COD (thanh toán khi giao hàng) vẫn là phương thức thanh toán phổ biến

Phương thức vận hành quá trình mua hàng trực tuyến đã có một số tiến bộ và cải thiện đối với trải nghiệm người tiêu dùng. 67% cho rằng tốc độ giao hàng cải thiện hơn so với một năm về trước. Tuy nhiên, những vấn đề về huỷ đơn hàng vẫn còn cao tại Việt Nam. 36% đã từng huỷ đơn hàng trực tuyến. Tỉ lệ huỷ này rất cao nếu so với các nước khác. Ngoài ra, con số đáng ngạc nhiên khác khi nhìn vào lý do lớn nhất cho việc huỷ đơn hàng là “thay đổi quyết định” (33%). Các đơn hàng bị huỷ là do cảm giác của người tiêu dùng. Ở Việt Nam, COD cho đến thời điểm hiện tại vẫn là phương thức thanh toán phổ biến nhất với tỉ lệ 88% sử dụng. Phương thức này tạo ra khá nhiều ‘sự tự do’ cho người tiêu dùng và có thể ảnh hưởng tới doanh thu của shop.

Đây là một trong những vấn đề lớn nhất cản trở sự phát triển của thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn khi thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, sự phát triển của thương mại điện tử sẽ đạt đến một bước tiến mới khi một phương thức thanh toán mới và hiện đại hơn, đem lại sự thoải mái tiện lợi cho người dùng cũng như giảm thiểu tỉ lệ huỷ đơn đối, được triển khai thành công.

Mua hàng trực tuyến đang phát triển ở Việt Nam nhưng sự thâm nhập của thương mại điện tử vẫn thấp hơn 2% so với Trung Quốc, Nhật Bản hay Mỹ. Thương mại điện tử vẫn còn có nhiều cơ hội phát triển và việc cải thiện phương thức thanh toán có thể là một trong những giải pháp hiệu quả.

 

 

 

 

PÔNG!!

Đạp xe cùng câu lạc bộ Samurai Dstore Hà Nội

Đạp xe cùng câu lạc bộ Samurai Dstore Hà Nội

14:25 PM, 20/05/2025
Sáng ngày 18/5/2025,tại khu vực Hồ Tây, Hà Nội CLB Samurai Đạp Xe “Đạp xe vì sức khỏe, kết nối vì cộng đồng”, sự kiện không chỉ thu hút đông đảo hội viên mà còn ghi dấu ấn mạnh mẽ khi kết hợp cùng thức uống năng lượng Dmaxx Energy Formula, một sản phẩm chăm sóc sức khỏe toàn diện ...
Tổng kết thương mại điện tử Việt Nam 2018: nhiều tiền, nhiều bất ngờ

Tổng kết thương mại điện tử Việt Nam 2018: nhiều tiền, nhiều bất ngờ

05:40 AM, 06/01/2019
2018 đánh dấu thêm một năm đại thành công cho các công ty thương mại điện tử Việt Nam. Trong khi Shopee và Lazada liên tục phá kỷ lục về doanh số sau các đợt khuyến mãi thì Tiki và Sendo cũng nhận được những khoảng đầu tư giá trị, mở đường cho các kế hoạc
POWER DAY Dstore Hà Nội

POWER DAY Dstore Hà Nội

15:00 PM, 26/04/2025
POWER DAY - Chinh phục mọi mục tiêu cùng Dstore Hà Nội
Thương mại di động lên ngôi

Thương mại di động lên ngôi

10:29 AM, 07/02/2019
Năm 2019, các doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT) phải chinh phục thế hệ Z nếu muốn thành công. Sự bổ sung các ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động, tối ưu hóa các trang web bán hàng trực tuyến theo hướng di động sẽ giúp ích gì cho các doanh nghiệp t