Cam go cuộc chiến thương mại điện tử

Ngày đăng: 10:13 AM, 03/02/2019 - Lượt xem: 1.4k
Thời kỳ Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0, DN không chỉ cạnh tranh trên một địa bàn nhỏ, một tỉnh, thành nào đó mà sẽ buộc phải cạnh tranh toàn cầu. Trong đó, thương mại điện tử (TMĐT) đang dần chi phối thế giới, chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng bằng những
Quyền lực của người bán
Nhờ có sự phát triển vượt bậc của internet mà thế giới đã thực sự phẳng, toàn cầu hoá đã thực sự phát huy sức mạnh của nó. Ở Mỹ, Tập đoàn Amazon đang thống trị thị trường TMĐT, họ đang thôn tính các nhà bán lẻ khác, đang tiến tới chiếm lĩnh cả các kênh bán lẻ truyền thống. Tại Trung quốc, Tập đoàn Alibaba đang chiếm lĩnh trên 75% thị phần TMĐT, họ cũng đang dần thôn tính các kênh bán lẻ truyền thống từ thành thị đến nông thôn.
Tại Việt Nam, những sàn TMĐT lớn nhất là Lazada và Tiki cũng đều thuộc sở hữu của các tập đoàn TMĐT đến từ Trung Quốc như Alibaba và JD. Các sàn TMĐT khác cũng đang cố cạnh tranh để tồn tại, hoặc bán mình cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với kênh bán hàng truyền thống thì các đại siêu thị, các hệ thống siêu thị bán lẻ đa phần cũng thuộc sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, một số hệ thống chuỗi bán lẻ khác của Việt Nam cũng đang được đầu tư để bán lại cho các công ty nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản,…
Toàn bộ kênh bán tại Việt Nam đang dần dần về tay các tập đoàn nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài. Theo chiến lược quốc gia, họ sẽ tiến tới ưu tiên cho các hàng hoá của nước họ bán trên hệ thống kênh bán tại Việt Nam. Họ có quyền lực của người bán. Lúc đó, các DN sản xuất của Việt Nam sẽ mất hẳn lợi thế cạnh tranh trên sân nhà, các DN sẽ phải chịu nhiều thua thiệt khi hợp tác với họ hoặc phá sản. 
"Cá nhanh nuốt cá chậm"
Bill Gate - Chủ tịch của Hãng phần mềm Microsoft đã từng nói: “Nếu trong vòng 5 năm tới, bạn không kinh doanh trên internet thì hơn hết bạn đừng kinh doanh nữa”. Quả thật, internet đã tạo ra một cơ hội lớn chưa từng có trong lịch sử loài người, nó xóa mọi rào cản về địa lý giữa các quốc gia, nó giúp cho mọi người có thể liên lạc với nhau bất cứ khi nào. Ngày nay, mọi người đều có thể ngồi tại nhà và mua sắm mọi thứ từ bất cứ đâu trên thế giới. Trong tương lai, DN muốn tồn tại và phát triển bền vững bắt buộc phải kinh doanh trên internet. Đặc biệt, đối với DN vừa và nhỏ cần phải linh hoạt, thích ứng nhanh với sự thay đổi của kinh tế internet toàn cầu, "cá nhanh nuốt cá chậm" thay vì "cá lớn nuốt cá bé". Để cạnh tranh được trong xu thế toàn cầu hoá và CMCN 4.0, DN cần liên tục tích luỹ lợi thế cạnh tranh của mình, cần thực sự chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá mới có thể tồn tại.
Trong TMĐT, kinh doanh, mua bán trên internet đều dựa trên niềm tin. Thứ nhất, DN cần phải xây dựng cho mình thương hiệu tốt trên mạng internet. Đối với DN nhỏ, không đủ tiềm lực để xây dựng thương hiệu, có thể tham gia các liên minh thương hiệu, mua nhượng quyền thương hiệu hoặc hợp tác với các thương hiệu uy tín khác để phát triển. Ngày nay, để xây dựng và phát triển thương hiệu trên internet cũng không quá tốn kém so với trước đây, nếu DN chịu khó tập trung, cố gắng và kiên trì thì vẫn có thể làm được. Hai là, DN cần phải tuyển dụng, đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên trách về kinh doanh thương mại điện tử. DNNVV có thể tuyển các cộng tác viên là sinh viên để tiết kiệm chi phí và tiếp cận dần với kinh doanh TMĐT. Ba là, DN cần có lợi thế thực sự về chất lượng và giá cả sản phẩm dịch vụ khi kinh doanh online. Muốn được như vậy DN có thể tham gia các liên minh về chuỗi cung ứng, sử dụng hàng hoá dịch vụ của nhau. Chẳng hạn, trong liên minh, DN nào mạnh mặt nào thì làm mặt đó, như vậy sẽ có tính chuyên nghiệp, tăng hiệu quả. Các DN có thể liên minh cùng nhau đặt mua số lượng lớn hàng hoá của các nhà sản xuất nước ngoài theo mô hình OEM, ODM hoặc OBM, gắn thương hiệu của mình vào để kinh doanh.
 
 
 
 
 
 
PÔNG!!
6 tiềm năng thúc đẩy hiệp định thương mại điện tử ASEAN

6 tiềm năng thúc đẩy hiệp định thương mại điện tử ASEAN

10:20 AM, 23/11/2018
Những tiềm năng thúc đẩy ngành thương mại điện tử tại ASEAN là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của hiệp định E-commerce được ký kết giữa các Bộ trưởng trong khu vực .
Ba xu thế ảnh hưởng lớn đến thương mại điện tử Việt Nam năm 2019

Ba xu thế ảnh hưởng lớn đến thương mại điện tử Việt Nam năm 2019

07:58 AM, 28/01/2019
Theo iPrice nhận định, trong năm 2019 sẽ có ba xu thế ảnh hưởng lớn đến thương mại điện tử Việt Nam.
Tạo đà cho thương mại điện tử phát triển

Tạo đà cho thương mại điện tử phát triển

11:17 AM, 26/12/2018
Kinh tế số của Việt Nam mới chỉ tập trung vào khía cạnh liên lạc, giải trí và thông tin.
Thương mại điện tử và lợi ích cho doanh nghiệp

Thương mại điện tử và lợi ích cho doanh nghiệp

01:20 AM, 01/11/2018
Thương mại điện tử (e-commerce)chỉ việc thực hiện những giao dịch thương mại dựa trên các công cụ điện tử (electronic) mà cụ thể là mạng Internet và WWW (World Wide Web – tức những trang web hay website).