Như đã chia sẻ với các bạn ở phần trước, bức tranh khởi nghiệp hội tụ rất nhiều yếu tố. Và ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về 3 yếu tố đầu giúp bạn khẳng định lại quyết tâm, chí hướng khi bước vào con đường kinh doanh online.
Sau đây, là những điều tiếp theo mình muốn chia sẻ đến các bạn, mở ra thêm một phần nhỏ về bức tranh khởi nghiệp sắp tới của các bạn.
4. Chọn bạn đồng hành không phù hợp
Ở trên mình có chia sẻ rằng không nên khởi nghiệp một mình, nhưng để tìm được một bạn đồng hành phù hợp không đơn giản như bạn nghĩ. Hãy tìm những người coi công việc chung như là đam mê của họ, có chuyên môn, có đạo đức, thật thà. Mỗi lĩnh vực chỉ nên chọn 1 người thôi. Nên loại ngay những người có bản tính lừa lọc, dối trá hoặc dính vào cờ bạc đỏ đen.
5. Không biết tiếp thị sản phẩm
Sau khi đã xác định được sản phẩm là gì? ai sẽ làm cùng bạn? Việc tiếp theo của bạn đó là làm mọi người biết đến sản phẩm của bạn? Có rất nhiều kênh để tiếp thị sản phẩm của bạn, bán hàng qua facebook, bán hàng qua zalo, đăng tin lên các forum, các trang web thương mại điện tử, các trang rao vặt…nhiều lắm.
Nhưng để xây dựng 1 thương hiệu online riêng, việc đầu tiên là có thiết kế ngay 1 website, khách hàng sẽ tin tưởng hơn khi có rõ thông tin sản phẩm, địa chỉ của bạn trên web. Bạn sẽ không phải tốn cả chục triệu đồng khi thuê các đơn vị thiết kế website vì ở Haravan cung cấp website bán hàng và giới thiệu công cực kỳ tốt.
6. Kinh doanh không có quy trình
Kinh doanh online không đơn giản như bạn nghĩ, không phải chỉ có sản phẩm rồi đăng lên mạng, có người mua rồi vận chuyển và lấy tiền. Đã có nhiều và sẽ còn nhiều người lấn sân vào kinh doanh online hơn nữa. Đừng để thất bại chỉ vì không có bất kỳ giải pháp nào phù hợp để quản lý và tối ưu mọi nguồn lực.
7. Không có một kế hoạch tấn công
Kinh doanh trực tuyến không đòi hỏi bạn phải có một kế hoạch chỉn chu, nhưng cũng phải có. "Mọi người coi các kế hoạch kinh doanh như bài tập về nhà và không muốn làm nhưng việc lập kế hoạch đã giúp tôi có được thành công như hôm nay”, Tim Berry, Chủ tịch Công ty phần mềm Palo Alto và tác giả một cuốn sách về hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh chia sẻ.
Sujan Patel, Phó chủ tịch tiếp thị tại Công ty phần mềm When I Work cho biết: "Bạn không cần một bản kế hoạch kinh doanh dài 20 trang để thành công. Quan trọng là bạn cần phải biết khách hàng của mình là ai, bạn đang bán thứ gì và những gì mọi người sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn”. Ngoài ra, bạn cần phải xác định cần bao nhiêu vốn và khi nào có thể hoàn lại.
8. Tập trung quá nhiều vào những thứ nhỏ
"Đầu tiên, bạn cần phải đạt kết quả tốt nhất ngay khi bắt đầu", Steve Tobak, người sáng lập của công ty chiến lược kinh doanh Invisor Consulting cho biết. Lời chỉ dẫn này rất đúng, nhưng các chủ doanh nghiệp mới thường gặp rắc rối khi chú ý vào tiểu tiết.
Nhà kinh doanh thường mất thời gian quý báu của mình do tập trung vào những thứ như danh thiếp của bạn sẽ như thế nào, thiết kế logo ra sao. Thay vào đó, hãy tập trung vào nhiệm vụ làm thế nào đẩy nhanh quá trình nâng cấp doanh nghiệp của bạn.
9. Không lo lắng về tiền bạc
Hãy lạc quan - không chỉ về tiền bạc. "Hãy xác định điều hành công ty bạn cần bao nhiêu tiền, định mức chi tiêu thế nào và chắc chắn đưa ra một kế hoạch thực hiện”, Tobak cảnh báo.
Các chủ doanh nghiệp thường cạnh tranh trong việc huy động vốn khi đã quá muộn. Thay vào đó, nhà sáng lập nên có một kế hoạch tài chính chi tiết những khoản quan trọng, và cần bao nhiêu để đạt được mục tiêu này.
Có nhiều lý do dẫn đến thất bại của việc kinh doanh và bán hàng online, liên quan đến nội tại và các yếu tố bên ngoài. Chỉ nên khởi nghiệp bán hàng online khi thời cơ đã chín mùi. thất bại là mẹ thành công, nhưng trong cuộc đời, thất bại quá nhiều sẽ làm tổn hao nguyên khí, hãy coi khởi nghiệp như sinh mệnh bạn và có những bước đi cẩn trọng.
Sau khi bạn đã đi được một thời gian khá dài tức là bạn đã chọn cho mình sự nghiệp kinh doanh online, nhưng mới bắt đầu hay đã đi dài hạn đều có mỗi cái khó riêng.
Đó những điều bạn cần phải lưu ý và cần tránh trong quá trình kinh doanh của mình khi đã kinh doanh online thời gian dài và muốn công việc kinh doanh của mình phát triển hơn nữa. Và tất nhiên những điều ở bài viết này cũng như bài viết trước đó chỉ mới là khởi đầu những yếu tố nội tại của các bạn thôi. Ngoài ra chúng ta còn phải lưu ý nhiều hơn từ việc chịu ảnh hưởng từ các yếu tố "Ngoại vi" trên thị trường.
Những điều cần lưu ý đối với khách hàng, thị trường là như thế nào? Mời các bạn xem tiếp tại đây: CHƯƠNG I: VỐN - Điều cần lưu ý trước khi khởi nghiệp kinh doanh online P3