Ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về việc mở shop/cửa hàng kinh doanh riêng dành cho những ai cảm thấy mình phù hợp và có đủ khả năng về vốn. Tiếp sau đây là trường hợp/cơ hội kinh doanh thứ 2 mà tôi muốn chia sẻ đến cho bạn. Đó chính là nhượng quyền thương hiệu từ một thương hiệu có tiếng trên thị trường.
2. Trường hợp 2: Nhượng quyền thương hiệu kinh doanh theo chuỗi
Với tình trạng hiện nay với rất nhiều quán cafe và quán trà sữa được mở ra dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu hay còn được biết là franchise. Vậy franchise là gì và tại sao mọi người hiện nay lại đang khá ưa chuộng hình thức kinh doanh này?
Franchise – Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu/ tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh trong một thời gian nhất định với một ràng buộc tài chính nhất định có thể là một khoản chi phí hoặc là chia theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng.
Chi phí nhượng quyền thương hiệu
Các hiệu trà sữa hiện nay đang ưu tiên việc nhượng quyền thương hiệu để dễ dàng tạo độ phủ cho nhãn hiệu của mình, nhưng chi phí nhượng quyền thì thông thường không rẻ.
Chi phí của nhượng quyền một quán trà sữa không hề rẻ, vậy lí do gì mọi người đang ùn ùn ký vào những hợp đồng nhượng quyền? Và nhượng quyền có bao nhiêu loại?
Tại sao cần phải nhượng quyền thương hiệu?
Nhượng quyền thương hiệu là một trong những hình thức có thể giúp mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng với chi phí và rủi ro thấp nhất. Chi phí để mở một cửa hàng mới hoàn toàn là rất lớn, nhưng nếu quyết định nhượng quyền thì chi phí này sẽ được san sẻ với bên đối tác và công ty.
Hơn nữa khi nhượng quyền, nhất là các thương hiệu lớn nước ngoài. Điều này mang đến tình huống win – win cho các chủ nhượng quyền và các doanh nghiệp nhận nhượng quyền. Tiếng tăm của các chủ nhượng quyền đem lại khách hàng, và các bên nhận nhượng quyền sẽ giúp bên cung cấp nhượng quyền tiếp cận thêm nhiều khách hàng ở các thị trường khác dễ dàng hơn.
Các loại nhượng quyền thương hiệu:
1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise)
Nhượng quyền kinh doanh toàn diện là hình thức nhượng quyền “trọn gói”. Bên nhận nhượng quyền sẽ có các hợp đồng ký thời hạn từ 5 đến 30 năm tùy theo tiềm lực công ty và chi phí có thể bỏ ra.
Khi nhượng quyền kinh doanh toàn diện, bên cung cấp nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận nhượng quyền nhận 4 mảng chính trong kinh doanh của mình đó là:
- Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo)
- Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh
- Hệ thống thương hiệu
- Sản phẩm/dịch vụ.
Thông thường khi thực hiện hình thức nhượng quyền này thì bên nhận nhượng quyền sẽ chịu 2 khoản phí cơ bản là phí hoạt động và phí nhượng quyền ban đầu. Thông thường bên nhượng quyền sẽ giúp bên nhận nhượng quyền trong chi phí thiết kế & trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, hay chi phí tư vấn.
2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise)
Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện có thể hiểu ngắn gọn là nhượng quyền một mảng nào đó của bên nhượng quyền. Ví dụ như nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền công thức và tiếp thị, cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu.
Khi thực hiện hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện thì bên nhượng quyền không giám sát và can thiệp quá nhiều trong khâu vận hành cũng như sản xuất của bên nhận nhượng quyền.
Mục đích của hình thức này là bên nhượng quyền muốn tạo độ phủ của thương hiệu trên thị trường, tăng doanh thu, và tạo ra khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
3. Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise)
Hình thức nhượng quyền có tham gia quản lý, hình thức này thường được áp dụng tại các chuỗi F&B lớn hay các chuỗi nhà hàng – khách sạn. Ngoài việc cung cấp hình thức kinh doanh và thương hiệu thì bên nhượng quyền đồng thời cũng cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận nhượng quyền nhằm giúp việc giám sát cũng như vận hành kinh doanh dễ dàng hơn.
4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise)
Ngoài việc nhượng quyền thương hiệu cho bên nhận nhượng quyền, bên nhượng quyền cũng sẽ đầu tư một số nhỏ tiền vào công ty nhận nhượng quyền. Điều này giúp bên nhượng quyền có tiếng nói trong việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền, tìm hiểu được thêm về thị trường mình mới thâm nhập.
Nhìn chung mỗi hình thức đều có nét riêng của chúng, nhưng nói một cách tổng quan hơn mô hình nhượng quyền thương hiệu cũng có ưu - nhược điểm riêng. Để biết được những ưu - nhược điểm ấy gồm những điểm nào mời xem thêm tại đây.