Chương II: Nguồn vốn - Các tiêu chí để lựa chọn mặt hàng kinh doanh P5

Ngày đăng: 03:36 AM, 15/03/2021 - Lượt xem: 896

Trong kinh doanh một trong những yếu tố rất quan trọng là sử dụng đòn bẩy và đòn bẩy tài chính. Điều này áp dụng cho các các tập đoàn lớn và các bạn mới khởi nghiệp vì khi chúng ta có quá ít vốn thì sẽ rất khó để tăng quy mô....

 

Trong kinh doanh một trong những yếu tố rất quan trọng là sử dụng đòn bẩy và đòn bẩy tài chính. Điều này áp dụng cho các các tập đoàn lớn và các bạn mới khởi nghiệp vì khi chúng ta có quá ít vốn thì sẽ rất khó để tăng quy mô

 

19. Sản phẩm mà nhà cung cấp có khả năng cho công nợ

Tôi còn nhớ cách đây gần chục năm về trước khi bắt đầu một mô hình ban đầu tôi chỉ có 5 triệu vnđ với 3 nhân sự kể cả tôi, nhưng với khả năng sử dụng đòn bẩy và chiếm dụng vốn thì sau 3 tháng công ty của tôi tăng từ 3 người lên 80 người.

 

Ví dụ 1: Công nợ trả chậm với nhà cung cấp sản phẩm, nhà sản xuất (cái này không phải bên nào họ cũng cho công nợ, đặc biệt đối với bạn là người mới và chưa tạo dựng uy tín, chính vì vậy bạn phải tìm kiếm và tăng khả năng đàm phán.

 

 

Ngày đó khi mới bắt đầu với vài triệu tôi nhập 1 ít hàng, và tôi đưa giấy tờ tùy thân của mình ra bảo lãnh và đàm phán với nhà cung cấp, tôi nói: “Anh ơi em đã có kinh nghiệm chạy quảng cáo nhiều năm và đẩy hàng rất mạnh, nhưng trước đó em là thuê, giờ em khởi nghiệp nhưng chưa có nhiều vốn nhập hàng.

 

Em để lại giấy tờ tùy thân anh cho em mượn ít hàng anh chưa dùng đến, đằng nào anh cũng để trong kho, anh cho em mượn 1 tuần, trong 1 tuần em đẩy mạnh em sẽ nhập đơn hàng lớn hơn và đều, còn không bán chạy em sẽ gửi lại anh”,… còn nhiều nữa nhưng đó là những cách đơn giản bạn có thể tham khảo với người mới ít vốn.

 

Ví dụ 2: Khi bắt đầu tăng tốc tôi đàm phán với bên chuyển fast: Miễn phí đồng kiểm, miễn phí hàng hoàn, hư hỏng đền gấp 4 lần, chiết khấu 35%/tổng tiền cước, tiền cước của tháng này tháng sau mới trả,… những yếu tố này giúp cho tôi chưa phải trả tiền ngay, dùng tiền đó để trả lương nhân viên hay tiền quảng cáo,…

 

20. Sản phẩm có khả năng để lâu, không bị hỏng có khả năng bảo quản được

 

Khi mới khởi nghiệp với số vốn ít ỏi, năng lực marketing và đẩy hàng không quá giỏi, mọi thứ còn đang mày mò testing, chưa am hiểu về sức mua của thị trường,… thì đừng dại mà kinh doanh những sản phẩm nhanh hỏng, không để được lâu.

 

 

Ví dụ: Nhiều bạn kinh doanh mỹ phẩm nhập hàng không để ý nó sản xuất 2,5 năm rồi còn nửa năm, nhập về chưa học cách marketing hay bán hàng đã hết bạn, kinh doanh bánh ngọt để vài ngày để hỏng, cây cảnh mua về chưa kịp bán đã chết, kinh doanh thời trang nhưng không giỏi mẫu mã xu hướng nhập về đã lỗi mốt,…

 

21. Sản phẩm có khả năng xây dựng hệ thống sản phẩm backend

 

Kinh doanh ăn nhau ở chỗ bán thêm, bán chéo, bán lại… về khách hàng chúng ta có thể khai thác theo 2 chiều: Chiều ngang và chiều sâu.

 

Chiều ngang

Bạn liên tục dùng tiền để quảng cáo, marketing tìm kiếm khách hàng mới (ưu điểm là tăng quy mô liên tục nhưng nhược điểm nếu chỉ dựa vào chiều ngang thì thị trường sẽ cạn, đối thủ xuất hiện nhiều cạnh tranh với bạn, tiền marketing và bán hàng tăng lên khi đó lợi nhuận giảm doanh nghiệp đi vào ngõ cụt).

Chiều sâu

Bạn có thể xây dựng những sản phẩm backend đằng sau đến bán lại sản phẩm mới cho khách hàng cũ, 1 khách hàng bạn có thể bán nhiều lần. Điều này khiến chi phí mua 1 khách hàng mới giảm xuống, doanh thu tăng lên, tỷ suất lợi nhuận tăng, công ty khoẻ dòng tiền để tái cấu trúc & tăng quy mô.

 

22. Sản phẩm càng ít mẫu, size, màu sắc càng tốt

 

Một trong những chiến lược được ưu thích & ưu tiên với những người mới khởi nghiệp kinh doanh online là chiến lược mũi nhọn, chiến lược tập trung.

 

Giả sử bạn có 100 sản phẩm thì bao giờ cũng chỉ có 10-20 sản phẩm bán chạy (ngôi sao, bò sữa trong ma trận Boston). Nếu bạn cứ lan man nhập nhiều hàng. Một chiến dịch chạy quảng cáo quá nhiều sản phẩm sẽ không hiệu quả, khách hàng hỏi nhiều, tỷ lệ chuyển đổi thấp, chi phí marketing tăng lên. Hàng hoá tồn kho nhiều, lợi nhuận từ những sản phẩm bán chạy chỉ đủ cõng chi phí hàng tồn kho và những quyết định sai ngớ ngẩn dẫn đến doanh thu thì cao nhưng chẳng thấy lợi nhuận đâu. Đó là 1 trong rất rất nhiều yếu tố bạn cần cân nhắc.

 

Với kinh doanh online quy mô nhỏ thì tối kỵ là:

 

Nhập sản phẩm đa dạng mẫu mã, màu sắc, chủng loại,…

 

Đa kênh: Nhiều người kênh gì cũng biết nhưng chẳng kênh nào giỏi hoặc không tập trung nguồn lực cho kênh nào dẫn đến mãi cứ lèo tèo không lớn được, để lâu dần giết chết tinh thần, nản và bỏ cuộc.

 

 

Nên nhớ đa dạng hoá khi nguồn lực cho mạnh chỉ dành cho kẻ ngốc, không xác định đâu là quan trọng, đâu là đúng nên đành quyết định nhiều và mong với hy vọng có quyết định đúng.

Sản phẩm nên có khung giá bán 250k – 600k (có thể đẩy được vài ngàn – chục ngàn đơn/ngày) hoặc 700k-1,5 triệu (phân khúc cao hơn, ít đơn hơn)

 

Có nhiều góc nhìn về giá bán của sản phẩm nhưng theo tôi với một số người mới nên test kỹ trước khi bắt đầu. Quan trọng là mình cảm thấy sướng vì điều gì, mục tiêu của mình là gì. Nếu giá thấp hơn thì không có lãi hoặc lãi ít. Nếu cao hơn khách hàng không sẵn sàng thử.

 

Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.

CUỘC ĐUA VỀ ĐÍCH KINH DOANH THÁNG 8 -  SAMURAI HÀ NỘI

CUỘC ĐUA VỀ ĐÍCH KINH DOANH THÁNG 8 - SAMURAI HÀ NỘI

14:39 PM, 07/08/2024
Hành trình kinh doanh một tháng luôn nhộn nhịp và tràn đầy cảm xúc, 7/8/2024 ekip Samurai Hà Nội cùng gặp mặt, nhìn lại và có những chiến lược kinh doanh cho hành trình mới.
CHƯƠNG III: SÀN THƯƠNG MAI - Sàn thương mại điện tử là gì? P5

CHƯƠNG III: SÀN THƯƠNG MAI - Sàn thương mại điện tử là gì? P5

11:19 AM, 19/04/2021
Một điểm bất ngờ đó chính là sự đầu tư mạnh mẽ của những nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam. Có thể nhắc đến một số sự kiện nổi bật như là: Alipay của Alibaba ký thỏa thuận chiến lược với Napas, Tencent....
Khi tham gia kinh doanh tại Dstore sẽ tiết kiệm được chi phí nào?

Khi tham gia kinh doanh tại Dstore sẽ tiết kiệm được chi phí nào?

03:19 AM, 25/12/2020
Khi tham gia kinh doanh tại Dstore sẽ tiết kiệm được chi phí nào? Dstore sẽ hỗ trợ bạn về những chi phí nào (website, marketing, đào tạo,...)