Khi kinh doanh bất cứ sản phẩm ngoại quốc nào đều có nhiều cách nhập hàng về Việt Nam. Có không ít bạn còn khá kém trong vấn đề nhận biết nguồn hàng đặc biệt hai nguồn chính trên thị trường hiện nay là hàng nhập khẩu và xách tay. Chính vì vậy, tôi sẽ chỉ bạn cách phân biệt giữa hàng nhập khẩu chính hãng và hàng xách tay trong kinh doanh. Để bạn có một cái nhìn đúng hơn mỗi khi tìm nhà phân phối nhập hàng. Hãy là một người mua hàng thông thái, một nhà bán đúng chuẩn thu hút khách hàng.
PHÂN BIỆT KHÁC BIỆT GIỮA HÀNG NHẬP KHẨU CHÍNH HÃNG VÀ HÀNG XÁCH TAY TRONG KINH DOANH
1. Nhu cầu sử dụng hàng ngoại nhập tại Việt Nam
Khi đời sống kinh tế của người dân khá giả hơn, nhu cầu sử dụng hàng ngoại nhập khẩu có chất lượng cao mẫu mã đẹp được đẩy mạnh. Nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng, có cầu ắt có cung, sự cạnh tranh hàng ngoại nhập, đặc biệt là mỹ phẩm làm đẹp Hàn Quốc.
Tỷ lệ sử dụng sản phẩm làm đẹp của Hàn ở Việt Nam rất cao, từ mỹ phẩm dưỡng da, các sản phẩm phụ kiện làm đẹp, kính áp tròng… Vì vậy người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn đến từ các công ty nhập khẩu, những bạn bán hàng online. Chắc hẳn có không ít bạn còn nhầm lẫn khái niệm giữa nhập khẩu và xách tay, và không ít các đơn vị chuyên hàng xách tay lấy mác hàng nhập khẩu đến bán. Cứ là hàng ngoại thì được xếp vào hàng nhập khẩu chính hãng?
2. Hàng chính hãng là gì?
Để đến với 2 thuật ngữ kia rõ ràng hơn, trước hết bạn cùng tôi tìm hiểu “hàng chính hãng” là gì trước nhé.
Hàng chính hãng là mặt hàng được sản xuất bởi chính công ty mẹ. Ví dụ như sản phẩm có nguồn gốc Hàn Quốc, thì công ty mẹ sẽ được đặt tại Hàn Quốc, họ sẽ sản xuất ra các sản phẩm tiêu thụ trong nước và nhập khẩu sang các nước khác trên thế giới. Điểm đáng nói ở đây, hàng chính hãng được cung cấp đầy đủ các loại giấy phép cũng như giấy chứng nhận an toàn về sản phẩm, được đăng ký mã vạch, tên thương hiệu… Một cách dễ hiểu khác, hàng chính hãng được đảm bảo chất lượng và không phải hàng giả.
3. Hàng nhập khẩu là gì?
Khi đến với khái niệm và nhận biết hàng nhập khẩu thì bạn đã có thắc mắc gì về chúng chưa. Hàng nhập khẩu được coi là một mặt hàng đầy đủ giấy tờ từ nước xuất cho đến nước nhập về. Với nguồn hàng này có thể đi theo đường bay, đường bộ, đường biển với mục đích chính là đem hàng về nước trực tiếp qua đường hải quan (và có mất thêm % VAT nhé các bạn).
Hàng nhập khẩu sau khi về đến thị trường Việt sẽ được xin các loại giấy phép hợp quy định để có thể lưu hành trong nước, và đa số sẽ được gắn thêm tem phụ có chữ tiếng Việt để ghi ra thông tin cho người Việt hiểu. Đặc biệt những loại giấy tờ cho phép sản phẩm được lưu hành tại thị trường Việt rất quan trọng đối với những người bán sản phẩm tại cửa hàng. Có một số sản phẩm bắt buộc phải có giấy phép mới được bày bán công khai tại Việt Nam, ví dụ như sản phẩm “kính áp tròng”.
Chính vì thế, nếu bạn thấy hàng hóa của nước ngoài, toàn chữ nước ngoài mà lại có thêm 1 cái tem phụ hướng dẫn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ… tiếng Việt thì đó là hàng nhập khẩu đấy ạ.
4. Hàng xách tay là gì?
Có không ít bạn thường bị nhầm lẫn giữa hàng nhập khẩu và hàng xách tay, và đôi khi một số người bán lại lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dùng để bán hàng xách tay trên mác nhập khẩu.
Hàng xách tay là hàng được mua trực tiếp tại các siêu thị, cửa hàng tại quốc gia có sản phẩm ấy. Là những cá nhân, công ty xách tay mang về qua đường hàng không và không xin được giấy phép lưu hành công khai trên thị trường Việt.
Với 2 loại hàng hóa này hầu hết đều có chất lượng bằng 100% so với hàng chính hãng vì đều được nhập trực tiếp từ các nhà máy sản xuất, các thương hiệu uy tín và tại các cửa hàng phân phối chính hãng. Nhưng hàng xách tay sẽ không có tem mác tiếng Việt như hàng nhập khẩu.
5. Hiện nay Người Việt ngày càng có xu hướng 'chuộng hàng ngoại'
Kết quả thống kê từ nhiều khảo sát cho thấy người Việt ngày càng chuộng hàng ngoại. Và tỷ lệ người tiêu dùng Việt mua hàng nội giảm 22% xuống còn 70% chỉ sau một năm.
Một trong những nguyên nhân của xu hướng chuộng hàng ngoại trong phần đông người Việt xuất phát từ tâm lý muốn thể hiện đẳng cấp, bên cạnh lí do về chất lượng sản phẩm và yếu tố "độc - lạ". Tuy nhiên, việc mua hàng xách tay vẫn tồn tại nhiều nhược điểm, hay thậm chí là những nỗi phiền toái thành hình lẫn có tên.
Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.