Đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử hay còn gọi là giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử là thủ tục bắt buộc đối với doanh nghiệp kinh doanh trên internet để thực hiện bán hàng cho đơn vị mình và cho các đơn vị khác bán hàng. Các doanh nghiệp cần phải nắm rõ được điều kiện và quy trình đăng ký thủ tục này. Bài viết dưới đây Luật P&P sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn về thủ tục đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử hay còn gọi là giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử.
Căn cứ pháp lý
- Luật giao dịch điện tử 2005
- Nghị định 52/2013/NĐ-CP
- Thông tư 47/2014/TT-BCT
5. Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?
Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Sàn giao dịch thương mại điện tử là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập lên để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Sàn giao dịch thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Ví dụ về sàn giao dịch thương mại điện tử: Sendo.vn, tiki.vn, Lazada, Shopee.......
6. Sàn giao dịch thương mại điện tử và website thương mại điện tử bán hàng khác nhau như nào ?
Website thương mại điện tử bán hàng (website bán hàng) là website do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình còn Sàn giao dịch thương mại điện tử là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập lên để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Sàn giao dịch thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Như vậy có thể thấy khác nhau căn bản như sau:
- Website bán hàng là website để phục vụ cho chính tổ chức, cá nhân thiết lập website bán hàng và cung cấp dịch vụ trên đó mà không cho các đơn vị khác tham gia bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ trên đó và quy mô của website bán hàng thông thường cũng chỉ chuyên để bán một hoặc một số loại sản phẩm nhất định do chính doanh nghiệp thiết lập website bán và cung cấp dịch vụ.
- Sàn giao dịch thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. và thông thường quy mô cũng lớn hơn và chính sách giao dịch, quy chế hoạt động cũng sẽ phức tạp và chặt chẽ hơn
- Từ phân tích trên có kết luận rằng phụ thuộc vào nhu cầu thực tế hoạt động và bản chất của website và app ứng dụng mà doanh nghiệp dự định hoạt động để xác định xem cần thực hiện thủ tục đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử (Giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử) hay thực hiện thủ tục website/App bán hàng cho phù hợp với nội dung hoạt động thực tế.
7. Các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử ?
Sàn giao dịch thương mại điện tử có các hình thức hoạt động như sau:
- Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
- Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
- Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ;
- Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
8. Vì sao phải xin giấy phép sàn giao dịch thương mại điện điện tử ?
- Trong nghị định 52/2013/NĐ- CP có quy định rõ: "Cấm các hành vi cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử khi chưa xin giấy phép đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử theo các quy định".
- Nghị định Nghị định 52/2013/NĐ-CP cũng quy định rõ: " Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử là phải đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử ( Giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử) theo quy định".
- Nghị định 185/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Quy định rõ:
+ Mức phạt sẽ từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi thiết lập website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi chưa đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử (Giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử) theo quy định.
+ Cùng với việc phạt tiền, các website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 6 – 12 tháng, bị tịch thu tang vật và phương tiện, thu hồi tên miền “.vn” được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, buộc chủ website phải khắc phục hậu quả và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm về sàn giao dịch thương mại điện tử.
Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.