Tham gia chạy đua về giá khi bán hàng trên sàn thương mại sẽ chỉ khiến bạn bị giảm lợi nhuận, thậm chí là “lỗ” vì có rất nhiều đối thủ cạnh tranh sẵn sàng “phá giá”
5. Không chạy đua về giá khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử:
Hãy tập trung cải thiện xếp hạng của bạn bằng việc xử lý đơn hàng cho khách nhanh chóng, đầu tư sản phẩm chất lượng, nội dung, hình ảnh, xây dựng một thương hiệu lâu dài với phong cách riêng, kiểm soát hàng tồn, đơn hàng giao khách, quá trình vận chuyển kịp thời thay vì cạnh tranh giá với các đối thủ khác. Thêm vào đó, đầu tư mở rộng kênh bán hàng để khách hàng mua được ở nhiều kênh khác nhau.
6. Kinh doanh sản phẩm độc đáo, hướng đến nhiều ưu đãi hấp dẫn:
Sản phẩm độc đáo giúp bạn ít bị cạnh tranh và nổi bật hơn so với các gian hàng khác trên sàn thương mại điện tử. Nếu bán các sản phẩm đại trà, bạn nên tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm bằng một cách nào đó như tút tát vẻ bề ngoài một chút, hoặc thay đổi tên gọi cho oách hơn, nổi bật hơn.
Ngoài ra, mỗi tháng các sàn thương mại điện tử đều có rất nhiều chương trình ưu đãi miễn phí giao hàng, các chương trình giảm giá theo từng ngành hàng…Bạn nên theo dõi và tận dụng đăng ký tham gia để cải thiện lượt traffic cho sản phẩm. Đồng thời nó cũng là một ưu thế lớn để tăng doanh thu.
6 BƯỚC VẬN HÀNH GIAN HÀNG HIỆU QUẢ TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Trước khi đến với các bước vận hành cụ thể, bạn hãy chắc rằng mình chọn mở gian hàng trên một sàn TMĐT phù hợp. Thị trường Việt Nam đang là sàn đấu của 4 “tay chơi” chính: Tiki, Lazada, Shopee, Sendo. Mỗi sàn có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, và phù hợp với một số ngành hàng khác nhau.
1) THIẾT LẬP QUY TRÌNH CHINH PHỤC KHAHS HÀNG KHÁCH HÀNG
Để xây dựng được quy trình này, trước tiên bạn cần trả lời một số câu hỏi để thực hiện hóa mô hình kinh doanh của mình.
Khách hàng |
Những ai là khách hàng mục tiêu của bạn và họ muốn gì? Nhận thức và quảng bá: Làm thế nào để khách hàng biết đến cửa hàng của bạn? Làm thế nào để khi biết rồi họ sẽ quay lại? |
Bán hàng |
Bạn sẽ chào bán sản phẩm gì và bạn sẽ đặt và giới thiệu chúng cho khách hàng như thế nào? |
Dịch vụ bán hàng |
Bạn sẽ giải đáp các câu hỏi và giải quyết những vấn đề của khách hàng như thế nào? |
Khuyến mại |
Bạn sẽ xúc tiến bán hàng và dịch vụ như thế nào để khuyến khích khách hàng mua hàng? |
Thực hiện giao dịch |
Bạn sẽ thực hiện đơn đặt hàng, các vấn đề về thuế và đưa sản phẩm ra thị trường cũng như thanh toán như thế nào? |
Cung cấp hàng |
Bạn sẽ chuyển đơn đặt hàng đến trung tâm cung cấp như thế nào? |
Dịch vụ hậu mãi |
Bạn sẽ cung cấp dịch vụ và giải đáp các câu hỏi của khách hàng như thế nào sau khi bán hàng? |
Dữ liệu marketing và phân tích |
Bạn sẽ thu thập thông tin gì về khách hàng, bán hàng và xu hướng quảng bá? Bạn sẽ sử dụng thông tin đó như thế nào để đưa ra quyết định? |
Nhãn hiệu |
Bạn sẽ liên lạc với khách hàng như thế nào trong mối tương tác trên nhằm củng cố hình ảnh nhất quán về công ty? |
Thiết lập bản đồ hành trình khách hàng mua hàng online để đảm bảo bạn định hướng mục đích chính có đúng không? “Khách hàng ở đâu ta bán hàng ở đó” câu này tuy đơn giản nhưng lại rất thực tế, biết được khách hàng muốn gì? Nỗi đau của họ ở đâu? Tiếp cận họ thông qua phương tiện gì?… Chưa trả lời được những câu hỏi đó thì bạn sẽ bị lạc ở trong chẳng hành trình mua hàng của khách hàng.
Bằng cách này, bạn thấu hiểu điều gì khách hàng cần, tạo ra nội dung và tín hiệu đáp ứng nhu cầu đó, và giữ chân họ lại với mình. Dựa vào những thông tin trong bản đồ, bạn có thể biết mình cần làm gì và đánh giá hiệu quả của từng công đoạn đó.
Bây giờ, bạn đã rõ hơn về chân dung khách hàng, họ đang ở đâu và tiếp cận họ như thế nào rồi. Tiếp theo đó bạn hãy tạo lập, thiết kế, trang trí gian hàng của mình.
Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.