CHƯƠNG III: SÀN THƯƠNG MAI - Có những sàn TMĐT nào?

Ngày đăng: 02:50 AM, 19/04/2021 - Lượt xem: 978

Sàn thương mại điện tử đóng vai trò như một chiếc cầu nối liên kết hàng ngàn shop bán hàng online, công ty, doanh nghiệp và nguồn khách hàng đa dạng, rộng rãi, thường xuyên truy cập các trang thương mại điện tử để tìm mua các sản phẩm....

Sàn thương mại điện tử đóng vai trò như một chiếc cầu nối liên kết hàng ngàn shop bán hàng online, công ty, doanh nghiệp và nguồn khách hàng đa dạng, rộng rãi, thường xuyên truy cập các trang thương mại điện tử để tìm mua các sản phẩm.

1. Vai trò của sàn thương mại điện tử là gì?

 

Đối với các đơn vị chủ hàng, người bán, họ có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình một cách dễ dàng, nhanh chóng mà chính xác (tiếp xúc với đúng đối tượng cần mua sản phẩm).

Trên phương diện người dùng, khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm, họ hoàn toàn nhận được rất nhiều lợi ích từ các sàn thương mại điện tử này như giá cả hợp lí (rẻ hơn thị trường ngoài), ship hàng nhanh, uy tín, có thể đổi trả hàng theo chính sách… và đặc biệt là có thể tìm thấy các sản phẩm mình cần dễ dàng, tiện lợi.

 

2. Một số lưu ý khi bán hàng đa kênh trên sàn thương mại điện tử 

 

1. Đừng cầu toàn

Lời khuyên dành cho những ai đang trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” khi sử dụng một kênh bán hàng mới là đừng chờ đợi mọi thứ rõ ràng mới bắt đầu, bởi vì lúc ấy bạn đã chậm chân do có rất nhiều người đã nhận ra điều đó. Sẽ không có cơ hội tốt hơn cho bạn nếu bạn cầu toàn và chờ mọi thứ hoàn thiện sẵn sàng.

 

Một trong những triết lý kinh doanh của tỷ phú Jack Ma là “chưa rõ ràng mới là cơ hội thực sự”, chứ đợi đến khi rõ ràng, cơ hội sẽ hẹp đi rất nhiều. Nokia là một ví dụ điển hình, việc chú tâm đi theo hướng của riêng mình mà không nhìn thấy tiềm năng của điện thoại cảm ứng thông minh khiến tên tuổi thương hiệu một thời lừng lẫy trong làng di động này đã bị thay thế trên thị trường.

 

2. Bắt đầu nhanh, điều chỉnh liên tục

Bán hàng thông qua nhiều kênh cần bắt đầu kịp thời, nhanh nhạy khi thấy cơ hội, đồng thời trong quá trình ứng dụng cũng phải điều chỉnh cho hợp lý bởi internet hay thương mại điện tử (TMĐT) luôn đổi mới, cập nhật liên tục.

 

Hai hành động này phải đi đôi với nhau, xuất phát nhanh không có nghĩa là hấp tấp, vội vàng mà theo sau đó phải là quá trình tìm hiểu, điều chỉnh cho phù hợp và sau cùng cần đánh giá đúng hiệu quả của từng kênh bởi không phải kênh nào cũng phù hợp với lĩnh vực kinh doanh hay doanh nghiệp (DN) của bạn.

3. Không ôm hàng

Hiện tại, một doanh nghiệp, cửa hàng có 6 kênh bán hàng được đánh giá mang lại hiệu quả, gồm: POS (cửa hàng truyền thống), website, mạng xã hội, sàn TMĐT, ứng dụng điện thoại, tiếp thị liên kết (mạng lưới cộng tác viên hoặc website khác).

 

 

Không nhất thiết phải làm tốt tất cả các kênh này, điều cần thiết và “dễ ăn” hơn là làm tốt 1 – 2 kênh chủ đạo, sau đó phát triển dần các kênh khác. Các chủ cửa hàng cần chọn lọc và hiểu rõ rằng tham lam, ôm đồm chỉ khiến quá trình kinh doanh trở nên rối ren và khó tập trung nguồn lực để tận dụng tối đa hiệu quả của các kênh bán hàng mà thôi.

4. Xử lý đơn hàng tập trung

Đây là quy trình quan trọng cần được tối giản để tiết kiệm công sức, nguồn lực trong vận hành kinh doanh. doanh nghiệp đã hướng tới xu thế bán hàng thông qua nhiều kênh nhưng chưa thực sự gọi là bán hàng đa kênh. Mỗi kênh sử dụng nền tảng riêng, hệ thống quản lý riêng nên cần quy trình và nhân sự phụ trách riêng.

 

Với nguồn lực hạn chế, làm một kênh còn chưa tốt thì làm nhiều kênh chắc chắn hỏng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần một hệ thống tích hợp tất cả các kênh bán hàng về một nền tảng thống nhất, quản lý tập trung. Nơi đó, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện một quy trình duy nhất nhưng lại có thể bán hàng trên nhiều kênh. Đó là cách tiết kiệm nhân lực cũng như nguồn lực nhưng vẫn phát triển đa kênh hiệu quả.

 

5. Hãy để người chuyên nghiệp lo

Công nghệ là yếu tố không thể thiếu nhằm “tăng tốc” cho công việc kinh doanh trong xu thế TMĐT phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, để đầu tư một hệ thống bài bản, hoàn chỉnh thì doanh nghiệp cần phải đầu tư rất nhiều tiền mà chưa chắc đã chuyên tâm làm tốt.

 

Sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu Doanh nghiệp “trưng cầu” về công nghệ tại những đơn vị cung cấp chuyên nghiệp, nơi đã có nhiều kinh nghiệm và sở hữu nhiều khách hàng bởi họ có khả năng làm tốt hơn cho doanh nghiệp so với việc doanh nghiệp “tự cung tự cấp” và phải lo quá nhiều thứ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ. Trong lĩnh vực TMĐT, kỹ thuật là điều kiện cần, chiến lược mới là điều kiện đủ. Công nghệ đặc biệt quan trọng nhưng doanh nghiệp nên để người chuyên nghiệp lo.

 

Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.

Chương II: Nguồn Vốn - Nhập hàng taobao là gì? Cách nhập hàng taobao từ A – Z

Chương II: Nguồn Vốn - Nhập hàng taobao là gì? Cách nhập hàng taobao từ A – Z

02:29 AM, 27/02/2021
Đặt hàng Taobao là điều được nhiều bạn trẻ nghĩ tới khi cần món đồ nào đó. Taobao mang lại lợi ích gì mà nhiều người tìm kiếm và mua hàng trên đây như vậy. Cùng Thương Đô Logistics xem ngay những lợi ích khi mua hàng Taobao nhé.
CHƯƠNG IV: KỸ NĂNG - Không có kỹ năng bán hàng có kinh doanh onl được không? P2

CHƯƠNG IV: KỸ NĂNG - Không có kỹ năng bán hàng có kinh doanh onl được không? P2

02:37 AM, 20/10/2021
Hiện nay tại Việt Nam, kinh doanh online trở nên cực kỳ phổ biến. Gần như tất cả sản phẩm đều được bày bán trên mạng. Khi một ai đó khởi nghiệp kinh doanh, họ cũng sẽ khai thác kênh online để kết hợp với kênh offline nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh....
CHƯƠNG IV: KỸ NĂNG - Đọc vị hành vi, hiểu rõ tâm lý từng phân khúc khách hàng để xây dựng chiến. P9

CHƯƠNG IV: KỸ NĂNG - Đọc vị hành vi, hiểu rõ tâm lý từng phân khúc khách hàng để xây dựng chiến. P9

11:03 AM, 01/10/2021
Ngôn ngữ cơ thể là một trong những lĩnh vực quan trọng trong tâm lý học. Dựa trên những hành động, cử chỉ, thói quen của con người, bạn sẽ biết được đối phương đang nghĩ gì, muốn gì.....