Các sàn thương mại điện tử hiện đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nó đã thực sự thay đổi thói quen mua sắm của người dân ở thời điểm này. Dưới đây là 10 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam ở thời điểm này.
3. Top những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam
1. Tiki
Trong lĩnh vực thương mại điện tử ở thời điểm này, không thể bỏ qua Tiki. Bắt đầu là một trang bán sách online, Tiki nhanh chóng phát triển đa lĩnh vực và trở thành một trong những kênh thương mại điện tử đáng tin cậy bậc nhất ở thời điểm này.
Tiki là cái tên không thể thiếu trong danh sách này. Đến với Tiki, bạn có thể lựa chọn các ngành hàng đa dạng. Từ gia dụng, điện máy, sách, mỹ phẩm, văn phòng phẩm cho tới xe máy. Chính sách bảo hành, hỗ trợ của Tiki cũng rất được lòng khách hàng.
2. Lazada
Lazada Group là một công ty thương mại điện tử nổi tiếng được thành lập vào năm 2012. Hiện tại, Lazada đã có mặt tại 6 quốc gia sau:
Lazada đang phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng
- Indonesia.
- Malaysia.
- Philippines.
- Singapore.
- Việt Nam.
- Thái Lan.
Với chiến lược phát triển tốt, trong năm 2016 Lazada đã trở thành lá cờ đầu của khu vực với hạ tầng hoàn hảo. Hiện tại, Lazada được xem là một trong những kênh thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á với lượng truy cập khủng.
3. Shopee
Shopee là một cái tên lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử
Ra mắt vào năm 2015, Shopee được xem là sinh sau đẻ muộn so với những đối thủ của mình. Nó hướng tới cung cấp cho người dùng những chọn lựa đa dạng khi tham gia mua sắm online. Nhờ hướng đi thông minh, Shopee hiện là một trong những sàn thương mại điện tử lớn, được nhiều người tin tưởng bậc nhất tại Việt Nam.
4. Sendo
Sendo cung cấp cho khách hàng những ngành hàng đa dạng
Sendo là sàn thương mại cho phép mọi người dễ dàng đăng ký thông tin và bắt đầu kinh doanh trên trang. Từ đó, dễ dàng gia tăng thu nhập cũng như tầm ảnh hưởng của mình. Với sàn thương mại điện tử này, người bán không cần có giấy phép kinh doanh.
5. FPT Shop
FPT Shop cũng là một cái tên lớn
FPT Shop là kênh thương mại điện tử được sáng lập, phát triển bởi tập đoàn FPT. Khác với Sendo, FPT shop tập trung chủ yếu vào mặt hàng là các thiết bị điện tử, phụ kiện điện tử phục vụ đời sống. Từ đó, mang tới cho khách hàng những lựa chọn tốt nhất khi mua sắm thiết bị điện tử mỗi ngày.
6. Điện Máy Xanh
Điện máy xanh mới ra đời cách đây không lâu. Dấu ấn đầu tiên của thương hiệu này chính là những quảng cáo với người mặc đồ xanh có phần hơi ám ảnh. Mới xuất hiện một thời gian ngắn, Điện máy xanh đã thực sự gây được ấn tượng với người tiêu dùng.
Tuy sinh sau đẻ muộn, website của Điện máy xanh đang tăng trưởng rất nhanh trong thời gian qua. Đây là sàn thương mại điện tử nổi tiếng chuyên kinh doanh những sản phẩm điện máy, điện gia dụng. Đặc biệt, giá thành các sản phẩm trên trang ở mức cạnh tranh bậc nhất thị trường.
7. Cdiscount
Cdiscount là kênh thương mại điện tử được đầu tư bởi Central Group Thái Lan. Mục tiêu của kênh thương mại này chính là mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời bậc nhất khi mua sắm online.
Cdiscount đang phát triển khá tốt. Đó cũng chính là những cam kết nổi bật nhất của CG khi đến với khách hàng Việt Nam. Chính vì vậy, Cdiscount đang phát triển rất nhanh chóng tại Việt Nam với sự tin tưởng, yêu thích của khách hàng.
8. Thế giới di động
Bạn có thể tìm thấy những sản phẩm điện tử, điện gia dụng tại Thế giới di động
Thế giới di động là nền tảng thương mại điện tử chuyên mua sắm các thiết bị điện tử, công nghệ. Trong năm 2017, TGDĐ đã đứng đầu về lượng truy cập so với các trang thương mại điện tử khác tại Việt Nam. Tuy các sản phẩm kinh doanh chỉ gói gọn trong thiết bị điện tử và phụ kiện, đây vẫn là trang thương mại điện tử lớn và đáng tin bậc nhất hiện nay.
9. Hotdeal.vn
Hotdeal là một trong những sàn thương mại đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Trên trang, khách hàng có thể săn deal tốt để mua các sản phẩm mình yêu thích với giá thành phải chăng nhất.
Hotdeal đã nổi tiếng tại Việt Nam từ lâu. Tuy nhiên, Hotdeal đã thực sự chậm lại trong cuộc đua phát triển thương mại điện tử mạnh mẽ trong thời gian qua. Những bước tiến nhanh chóng của những cái tên khác đã khiến HOtdeal phần nào tụt lại trong cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt.
10. Zalora
Thương hiệu Zalora vốn đã có mặt ở Việt Nam từ lâu. Đây là nhà phân phối trực tuyến duy nhất của thương hiệu thời trang River Island nổi tiếng trong khu vực đông nam Á. Nếu bạn muốn mua các sản phẩm thời trang, Zalora chính là Website đáng tin nhất ở thời điểm này. Các sản phẩm của trang đều được kiểm định chất lượng tốt.
Zalora cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm thời trang cao cấp. Trên đây là danh sách 10 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Tại đây, bạn có thể dễ dàng mua sắm hàng hoá phù hợp với nhu cầu của mình.
11. Adayroi
Adayroi là sàn thương mại điện tử được sáng lập bởi tập đoàn Vingroup. Do có hệ thống cửa hàng nhiều và được đầu tư tốt nên Adayroi nhanh chóng trở thành địa điểm tìm đến của nhiều đối tượng khách hàng, từ bình dân đến trung lưu
12. Lotte
Lotte là trang web thương mại điện tử của tập đoàn Lotte, hoạt động mạnh mẽ ở cả hai đầu cầu trung tâm của đất nước (TP.HCM, Hà Nội) và cung cấp hàng ngàn mẫu mã sản phẩm, dịch vụ độc đáo. Lotte phù hợp với đối tượng người tiêu dùng nội trợ, các gia đình trẻ bởi các sản phẩm của mình. Lotte được thành lập vào năm 2016 nhưng đến nay đã có khả năng cạnh tranh với nhiều “ông lớn” trong danh sách các trang thương mại điện tử đang nổi bật tại Việt Nam.
13. Chodientu
Với các dòng sản phẩm thế mạnh là thiết bị, linh kiện điện tử, sàn thương mại điện tử Chodientu dễ dàng lọt vào top 10 sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam do nhận được lượt truy cập, lượt mua hàng và đăng ký bán hàng của các đơn vị cao ổn định qua nhiều năm, kể từ năm 2014.
14. Zanado
Zanado là sàn thương mại điện tử chuyên về thời trang, được nhiều khách hàng đánh giá cao do có nhiều mẫu mã chất lượng độc đáo cùng hàng trăm gói deal hợp lí, chạy thường xuyên. Một ưu điểm của Zanado là luôn cập nhật những thông tin về thời trang và luôn các sản phẩm theo xu hướng hiện đại, phù hợp với từng thời điểm và xu hướng.
Với một khối lượng lớn nhà kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử cũng như có rất nhiều sản thương mại điện tử hiện nay. Để đánh giá và lựa chọn kênh phù hợp ngoài chất lượng sản phẩm ra thì bạn cần phải quan tâm đến rất nhiều yếu tố như: chính sách, chiết khấu bán hàng, dịch vụ hỗ trợ. công cụ hỗ trợ quảng bá sản phẩm, hỗ trợ vận chuyển, chiết khấu khác,…
Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.