15. Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam
Thực trạng và các loại hình thương mại điện tử là gì?
Những năm gần đây, ứng dụng thương mại điện tử chính là dấu ấn của nền kinh tế số (kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số) trong đời sống của người dân Việt Nam. Theo một nghiên cứu của trung tâm kinh doanh toàn cầu Đại học Tufts (Mỹ) thì Việt Nam xếp hạng thứ 48 trên 60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới, xếp hạng thứ 22 về tốc độ phát triển số hóa. Việc Việt Nam đang trong nền kinh tế số hóa là cơ hội để lĩnh vực thương mại điện tử có thể phát triển, tiến xa hơn.
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán là sẽ bùng nổ khi mà tại Việt Nam hiện nay có đến 53% dân số sử dụng internet và 50 triệu thuê bao smartphone. Điều đó cũng được chứng minh qua kết quả khảo sát của hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra trong Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2018, tốc độ tăng trưởng của năm 2017 so với năm 2016 tăng 25%. Báo cáo này cũng cho thấy đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%.
Với lĩnh vực thanh toán, theo thông tin từ NAPAS (Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam), năm 2017 so với năm 2016 thì số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50%, giá trị giao dịch tăng tới 75%. Dự đoán tới năm 2020, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán có thể đạt 10 tỷ USD.
Thống kê của tập đoàn iPrice lấy từ 1000 doanh nghiệp thương mại điện tử khác nhau thì Việt Nam đang nắm bắt được hầu hết các xu hướng của khu vực. Cũng theo thống kê của iPrice, tổng lượng truy cập mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động của Việt Nam đạt mức tăng trưởng ấn tượng, 26% trong năm 2017.
Năm 2017, về tỷ lệ chuyển đổi (số phần trăm của số lượt truy cập website có thể dẫn đến mua sắm thành công) Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á. Các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất trong khu vực, lên đến 65%.
Vào năm 2018, kết quả khảo sát của hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho thấy, số người tiêu dùng chọn mua online đã tăng gấp ba lần so với năm 2017 (2,7% so với 0,9%).
Một điểm bất ngờ đó chính là sự đầu tư mạnh mẽ của những nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam. Có thể nhắc đến một số sự kiện nổi bật như là: Alipay của Alibaba ký thỏa thuận chiến lược với Napas, Tencent đầu tư 500 triệu USD vào Shopee,…
Đến năm 2020, Việt Nam dự kiến sẽ có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm online, đạt 350 USD/người. Thương mại điện tử định vị và thương mại điện tử trên nền tảng di động tiếp tục sẽ là xu thế chủ đạo của thế giới. Giá cả, trải nghiệm, chất lượng sản phẩm,… sẽ là yếu tố quan trọng thu hút người dùng mua hàng trên các trang thương mại điện tử.
16. Cập nhật xu hướng phát triển TMĐT toàn cầu
Theo nghiên cứu của Facebook và Bain & Company – 1 công ty tư vấn quản lý toàn cầu, lượng người sử dụng internet tại khu vực Đông Nam Á tăng từ 260 triệu lên 360 triệu người từ năm 2015 đến 2019.
Sự tiếp cận với internet, cùng những tác động do dịch Covid-19, TMĐT đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2020. Dưới đây là một số biểu đồ về xu hướng phát triển của E-commerce.
- Top các ngành hàng tăng trưởng mạnh trên TMĐT bao gồm thời trang, điện tử, đồ chơi, nội thất và thiết bị, thực phẩm và chăm sóc cá nhân…
- Độ tuổi có nhu cầu mua sắm trên E-commerce nhiều nhất là 25-34.
- Trong những người đang sử dụng TMĐT, nữ giới chiếm 50.5% và nam giới chiếm 49.5%.
- Về thu nhập, người có thu nhập thấp, trung bình đến cao đều tham gia mua sắm trên E-commerce.
Top những trang web thương mại điện tử lớn và phổ biến nhất
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều những trang thương mại điện tử lớn đang hoạt động. Vậy các trang thương mại điện tử đó là gì?
Amazon
Amazon là trang điện tử hàng đầu thế giới hiện nay, có trụ sở tại Mỹ và hiện có mặt tại rất nhiều các quốc gia như Đức, Anh, Tây Ban Nha,… Bắt đầu từ một trang web bán sách, đến giờ Amazon đã có một danh sách mặt hàng rất phong phú, đa dạng.
Ebay
Ebay được nhiều người xem như là một chợ online khổng lồ. Nó có rất nhiều mặt hàng, sản phẩm với xuất xứ từ khắp nơi trên thế giới. Điều đặc biệt của Ebay so với các đối thủ là việc những người mua có thể mua sản phẩm dưới hình thức đấu giá. Ví dụ một sản phẩm hot, bạn có thể đấu giá để mua và người có được sẽ là người trả giá cao nhất.
Alibaba
Alibaba được sáng lập bởi Jack Ma vào năm 1999 và đến nay đã trở thành trang thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới. Đây là trang thương mại điện tử điển hình hoạt động với mô hình B2B, giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau nhiều hơn là kết nối khách hàng với doanh nghiệp.
Ngoài ra, tại Việt Nam hiện nay cũng có một số trang thương mại điện tử phổ biến khác như Tiki, Sendo, Shopee,…
Mời các bạn xem tiếp phần tiếp theo tại đây.