Sau hàng loạt phi vụ rót vốn tỷ đô, các trang thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước đệm vững chắc để bành trướng hoạt động marketing, ưu đãi giảm giá,... nhằm gia tăng tập khách hàng của mình. Với những nhà buôn vừa chập chững bán hàng, kinh doanh ở “khu chợ” nào sẽ mang lại hiệu quả và doanh thu cao nhất?
Kinh doanh trên các trang thương mại điện tử đang là xu hướng kinh doanh mới được nhiều người áp dụng. Không chỉ tiết kiệm tối đa các khoản chi phí, kinh doanh trực tuyến còn giúp người bán tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau. Mỗi sàn thương mại điện tử có ưu và nhược điểm khác nhau, phù hợp với mục đích kinh doanh và quy mô của từng cá nhân. Hãy lựa chọn sàn thương mại phù hợp nhất để đạt thành công nhé!
Bạn có biết, mỗi ngày các sàn Thương mại điện tử (TMĐT) giao dịch hơn 3 triệu đơn hàng. Và mỗi người tiêu dùng trung bình chi đến 4,3 triệu đồng cho thương mại điện tử hàng năm. Số liệu này được cập nhật tại bộ Công thương và không ngừng tăng lên.
Sự lý tưởng của mô hình thương mại điện tử dành cho người mua cũng như người bán làm cho các sàn thương mại liên tục mọc lên. Những hoạt động gọi vốn, rót vốn, sự tham gia của những “đại gia” trong ngành nghề khác khiến sức nóng của ngành TMĐT chưa bao giờ hạ nhiệt. Những sàn đang dẫn dắt thị trường hiện nay có thể kể tên: Lazada, Shopee, Sendo, TIKI. Bài viết dưới đây xin phép so sánh và phân tích các ưu và nhược điểm của các sàn trên. Và người bán hàng có thể chọn lựa kênh kinh doanh phù hợp nhất.
1. Bán hàng trên Lazada
Được sáng lập bởi người Đức, cũng là CEO hiện nay. Sau đó được Alibaba mua lại. Điều mà nhà bán hàng kinh doanh tại Lazada dễ cảm nhận được là tính chặt chẽ, chuyên nghiệp của Châu Âu kết hợp với sự đa dạng, nhịp nhàng của Châu Á (tức Alibaba).
Bán hàng trên lazada điểm mạnh là tính chuyên nghiệp
Về ưu điểm, Lazada có khá nhiều:
- Nhiều năm liền đứng đầu thị trường TMĐT về lượng truy cập. Là sàn dẫn dắt thị trường với 36,1% thị phần, Lazada luôn làm an tâm đối tác bán hàng. Đó là do khả năng marketing, tiếp cận khách hàng và sự chuyên nghiệp khiến khách hàng yên tâm khi mua sắm online.
- Nhà bán hàng có thể tận dụng ưu điểm Lazada để tạo một nền móng vững chắc trong doanh thu. Ngoài ra còn có thể nhờ kênh bán hàng này gây dựng thương hiệu của mình. Cụ thể, 2 sàn Lazada và TIKI được khách hàng đánh giá cao nhất về độ thân thiện, giao hàng, hậu mãi tại Việt Nam.
- Mức phí hiện tại để kinh doanh tại Lazada đang là miễn phí, hoa hồng cho sàn gần như bằng 0.
- Chương trình bán hàng hầu như có quanh năm. Đối tác bán hàng luôn có thêm việc để làm khi chạy theo các chương trình này. Theo đó doanh thu luôn có và ổn định.
- Tính chuyên nghiệp của Lazada thể hiện rõ ràng nhất ở mục Quản lý bán hàng dành(Seller Centre) cho đối tác. Qua khảo sát, nhà bán hàng cho rằng Seller Centre của Lazada là ít (gần như không) bị lỗi. Hệ thống thể hiện rõ ràng, minh bạch, rất tiện cho việc theo dõi và quản lý kinh doanh.
- Bộ phận chăm sóc đối tác, giải quyết khiếu nại (CPS) cực kỳ chuyên nghiệp, nhanh chóng và có trách nhiệm. Khi bạn cần hỗ trợ hoặc khiếu nại, 99% trường hợp sẽ được giải quyết thấu đáo. 100% được ghi nhận và phản hồi qua email cho đến khi vấn đề của bạn được giải quyết.
- Nhà bán hàng giao hàng qua hệ thống DOP rất thuận tiện và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra Lazada cũng tự lập 1 nhà vận chuyển phục vụ riêng cho mình. Dịch vụ khiến nhiều nhà bán hàng khen ngợi.
Lazada vẫn còn những điều cần cải thiện:
- Chưa có hệ thông về quản lý thông tin người mua, khiến phát sinh các đơn hàng xấu (hay gọi là bom hàng). Nhà bán hàng hay bó tay trước những đơn hàng mà xác suất bị bom cao mà không thể hủy vì ảnh hưởng đến độ uy tín của gian hàng mình.
- Thủ tục có phức tạp hơn các sàn TMĐT khác. Tuy nhiên cũng là 1 điều hay theo 1 góc nhìn khác: loại được những trường hợp các cá nhân đăng ký ảo, bán hàng kém, hay 1 số thủ thuật cạnh tranh không lành mạnh của 1 số nhà bán hàng.
- Không linh động về chính sách bán hàng như các sàn khác nên Lazada đang có vẻ hụt hơi trong cuộc đua TMĐT. Ví dụ: chính sách mua hàng, chính sách tạo sản phẩm khó khăn đôi khi làm người mua hàng chùn tay khi quyết định.
- Hệ thống DOP tuy tiện nhưng chưa phổ biến toàn quốc.
Lazada
Sau thương vụ được Alibaba mua lại và rót 4 tỷ đô, Lazada ngày càng phát triển mạnh mẽ và có định hướng, chiến lược rõ ràng, phát triển rộng khắp Đông Nam Á. Lazada liên tục có các đợt khuyến mãi khủng như Siêu Sale 9.9, Siêu Sale 11.11, Sale Chớp Nhoáng,... thu hút lượng lớn sự chú ý của người tiêu dùng và đạt được hàng triệu đơn hàng trong những ngày này.
Bên cạnh đó, Lazada còn có những chiến dịch marketing mạnh tay như Lazada SuperShow, Lazada Countdown 2020 với hàng loạt ca sĩ đình đám như Sơn Tùng M-TP, Tóc Tiên,... hay Billboard quảng cáo chúc Tết với vô vàn cái Tết khác nhau. Nhờ những hoạt động này, hình ảnh Lazada trong mắt người tiêu dùng ngày càng tích cực và chuyên nghiệp hơn.
Ưu điểm:
- Xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, luôn nằm trong Top những sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Lazada chưa bao giờ “rớt” khỏi Top 5 này.
- Phí đăng ký và duy trì đơn hàng hiện tại đang miễn phí. Mức hoa hồng thấp, ưu đãi với người bán: 5% cho sản phẩm điện tử - công nghệ, 10% đối với sản phẩm thời trang và 8% cho các sản phẩm khác
- Có nhiều ưu đãi, đợt sale khủng thu hút khách hàng
- Dịch vụ khách hàng tốt, có chính sách bảo vệ người tiêu dùng để tạo niềm tin đối với khách hàng
Nhược điểm:
- Các chi phí về logistics (lấy hàng, vận chuyển) khá cao
- Thủ tục đăng ký gian hàng khá phức tạp, phải hoàn thành các khóa học online của Lazada và cung cấp nhiều giấy tờ như CMND, giấy khai sinh, giấy phép kinh doanh,... để được mở gian hàng
- Thời gian giao hàng dự kiến khá lâu (từ 2 8 ngày) làm tăng khả năng hủy hàng của người tiêu dùng
- Khó phát triển và mở rộng bởi các chính sách tập trung vào người mua và khá khắt khe với người bán
Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.