Nhân khẩu học liên quan tới cấu trúc dân số, bao gồm các nhân tố như tuổi, chủng tộc, giới và thu nhập. Nhân khẩu học được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giáo dục, chính phủ, kinh doanh cho tới những vấn đề liên quan tới phát triển chính trị và nghiên cứu kinh tế.
Phân khúc khách hàng dựa trên nhân khẩu học
Ngay từ những mức độ cơ bản nhất, bạn vẫn sẽ cần phải biết về nhân khẩu học của khách hàng và nhóm khách hàng với đặc trưng nhân khẩu học thế nào sẽ là tốt nhất cho việc kinh doanh (đặc biệt là khi bạn đang tăng ngân sách dành cho quảng cáo). Nhân khẩu học và tâm lý học đều liên quan tới đặc điểm tính cách của khách hàng hoặc thị trường mục tiêu.
Phân khúc khách hàng dựa trên tâm lý học
Đây là cách phân khúc khách hàng mà Dstore muốn tập trung phân tích. Tâm lý học liên quan tới hành vi, sở thích, tính cách cá nhân, giá trị, quan điểm và phong cách sống. Do đó, tâm lý học rất quan trọng trong marketing. Ngoài ra, tâm lý học còn được sử dụng trong nghiên cứu quan điểm, dự đoán và các nghiên cứu xã hội mang quy mô lớn.
Về cơ bản, tâm lý học sẽ nhằm giải quyết IAO (I – Interest: Sở thích, A – Activities: Các hành động, O – Opinions: Các quan điểm). Các yếu tố này nhằm tìm kiếm niềm tin và cảm xúc ở khách hàng, không chỉ dừng lại ở độ tuổi hay giới. Tại sao tâm lý học lại quan trọng?
Lợi ích lớn nhất của tâm lý học dành cho marketing là gì?
Nếu bạn biết mọi người lựa chọn và so sánh các sản phẩm khác nhau trong cùng một nhóm sản phẩm mà công ty đang cung cấp như thế nào, bạn sẽ có cách cấu trúc và tối ưu hóa nội dung. Nếu bạn biết những niềm tin sâu thẳm nhất ở họ, bạn sẽ căn chỉnh được thông điệp marketing tới gần hơn. Nếu bạn biết họ không quan tâm về điều gì, bạn có thể bỏ qua và loại bỏ nó khỏi website. Nếu bạn biết thứ họ đọc, bạn sẽ nhận ra phải tiếp cận họ ở đâu.
Tâm lý học nói với bạn rằng tại sao khách hàng lại quyết định chọn mua sản phẩm, giúp bạn xây dựng tính cách khách hàng, kiến tạo thông điệp đúng đắn và đặt vào đúng chỗ. Đối với marketer, tâm lý học vô cùng cần thiết.
Các nhóm tâm lý học chính
- I – Interest: Sở thích. Sở thích là khuynh hướng lựa chọn và sự ưa chuộng đặc biệt từ phía khách hàng. Bạn có thể tìm kiếm một số sở thích cơ bản trong dữ liệu Google Analytics.
- A – Activities: Các hành động. Đây là những thứ mọi người hay làm, như: đọc sách, tập thể thao, nghe nhạc, câu cá… Danh sách này không có điểm dừng. Đôi khi, dữ liệu này có thể không liên quan cho lắm. Ví dụ, bạn không thể làm được điều gì ngay lập tức với thực tế rằng một số khách hàng thích câu cá nếu như thứ bạn kinh doanh là SaaS. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách đặt câu hỏi thì những câu hỏi mở cho phép bạn hiểu khách hàng hơn, bạn có thể biết được cách khách hàng đang tận dụng thời gian trong một ngày, họ quan tâm về cái gì, họ đi chơi ở đâu, từ đó nhắm đến khách hàng hiệu quả hơn qua quảng cáo, viết nội dung tốt hơn có ám chỉ tới các hoạt động thường ngày của họ.
- O – Opinions: Các quan điểm. Mọi người đều có quan điểm riêng của họ. Khi nhiều người có quan điểm giống nhau, họ có xu hướng thành lập nên một cộng đồng. Quan điểm và thái độ khách hàng là một khía cạnh quan trọng nhưng thường bị các doanh nghiệp bỏ qua. Thay vì những quảng cáo nhàm chán lặp đi lặp lại, hãy khéo léo lồng ghép thông điệp phản ánh đúng quan điểm của phần đông khách hàng.
Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.