15. Kỹ năng hoạch định chiến lược marketing
Chiến lược marketing là kim chỉ nam, là cơ sở để hoạch định marketing mix, người làm thị trường ở cấp quản lý phải có khả năng hoạch định chiến lược để định hướng cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh khẳng định sứ mệnh của doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược marketing là quá trình các định các mục tiêu dựa trên sự phân tích doanh nghiệp. Điều này là tiền đề cho giai đoạn sau của quá trình quản lý chiến lược. Nó đề ra các giải pháp và công cụ cụ thể để đạt được những mục tiêu đạt ra. Một chiến lược kinh doanh được hoạch định tốt sẽ đáp ứng và giải quyết được các nhu cầu thực tiễn. Là cơ sở rất tốt cho sự phát triển doanh nghiệp.
Đứng trước một thị trường mang tính cạnh tranh lớn, doanh nghiệp cần phải hoạch định và xây dựng được cho mình những chiến lược marketing dài hạn để đấu tranh cho tồn tại của mình. Đó chính là việc mà một marketer cần phải thực hiện được.
16. Kỹ năng xây dựng giải pháp cho khách hàng
Trên cơ sở những hiểu biết về khách hàng, người làm marketing phải có năng lực xây dựng gói giải pháp (sản phẩm, dịch vụ và những giá trị gia tăng khác) đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng tiềm năng, tạo ra lợi thế ưu việt so với đối thủ.
“Khách hàng là thượng đế”, tôn chỉ của người làm tiếp thị. Nếu doanh nghiệp không quan tâm hoặc chưa thật sự chú trọng đến việc xây dựng giải pháp cho khách hàng. Thì kết quả là, doanh nghiệp của bạn sẽ chưa thực sự hiểu khách hàng. Và con đường đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng sẽ có khả năng thất bại cao. Để thỏa mãn nhu cầu khách hàng và giúp doanh nghiệp bạn có ưu thế so với đối thủ, cũng như phát triển mạnh mẽ Marketer rất cần kỹ năng xây dựng giải pháp cho khách hàng.
17. Kỹ năng phát triển sản phẩm mới
Kỹ năng phát triển sản phẩm mới một kỹ năng marketing không kém phần quan trọng và cần thiết của nhân viên Marketing. Để có thể cạnh tranh với các đối thủ trẻ và tiềm năng, doanh nghiệp luôn cần phát triển các sản phẩm mới. Tuy nhiên, đối diện với với sự khó tính, khắt khe của thị trường “chín người mười ý” thì không phải sản phẩm mới nào cũng thành công. Đôi khi doanh nghiệp cũng phải chấp nhận có những sản phẩm mới “chết yểu” sau khi ra đời không lâu. Do vậy, để giúp doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro, các marketer cần nắm được những nguyên tắc cơ bản và quy trình phát triển sản phẩm mới.
18. Kỹ năng định vị
Trên cơ sở những hiểu biết về nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người mua hàng, hiểu biết về kế hoạch của đối thủ chung ngành, người làm marketing phải có khả năng định vị nhãn hiệu để tạo ra điểm khác biệt cho sản phẩm và xây dựng nhãn hiệu cho doanh nghiệp.
Mời các bạn xem tiếp phần sau.