2. Công việc chính của một Marketer là gì?
1. Xây dựng mục tiêu và kế hoạch
Đối với Marketer, công việc bắt đầu ngày mới là gạch đầu dòng những mục tiêu và bản kế hoạch. Họ sẽ vạch ra những mục tiêu phải hoàn thành trong ngày, theo dõi cột mốc marketing chiến lược. Đối với bất kì loại mục tiêu nào, marketer vẫn phải giữ được tính khả thi và không đánh mất đi tầm cỡ của chúng để chạy đến đích thành công.
Marketer phải dành nhiều thời gian vào nghiên cứu và đánh giá tầm cỡ cũng như định hướng phát triển của công ty. Kinh nghiệm cho thấy, khi đề ra mục tiêu, hãy đi từ mục tiêu lớn đến mục tiêu nhỏ. Một bản kế hoạch thông thường sẽ bao gồm 1-2 mục tiêu lớn và 3-5 mục tiêu nhỏ bổ trợ.
Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng, mục tiêu nhỏ không nhất thiết là thứ không thế thay đổi. Chúng phải luôn được kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả để đưa ra những định hướng phù hợp và thay đổi khi cần thiết. Quan trọng nhất là các mục tiêu có sự gắn kết với nhau cùng dẫn đến cái đích mà mình muốn.
Khi đã xây dựng được mục tiêu rồi, việc cần làm của bạn bây giờ là xây dựng kế hoạch, chiến lược hành động, tất nhiên là phải dựa trên những mục tiêu đã đề ra. Một bản kế hoạch chi tiết sẽ đưa các Marketer men theo đúng con đường của mình.
2. Theo dõi, phân tích đối thủ
Các đối thủ có thể “hạ” chúng ta bất cứ lúc nào, vậy nên marketer luôn phải đặt vào trong tầm ngắm. Thông tin về các đối thủ cạnh tranh chỉ hiện hữu và phát tán trên mặt báo một cách rất “sương sương”, điều này gây cản trở rất nhiều cho quá trình thu thập thông tin của bạn.
Đương nhiên bạn cũng chẳng có cách nào để đối thủ cung cấp cho bạn bản kế hoạch cả. Nhưng không có nghĩa là bạn không có cách nào để “sát sườn” đối thủ của bạn.
Vũ khí chính là các trang web của đối thủ, đó luôn là nguồn tài nguyên quý giá cung cấp thông tin cho bạn. Tất nhiên rồi, bạn sẽ thấy được các thông tin về sản phẩm, cách tiếp cận khách hàng hay nhu cầu tuyển dụng của công ty họ. Vậy nên, hãy chịu khó theo dõi họ hàng ngày, thường xuyên để ý và cập nhật thông tin về các sản phẩm mà họ tung ra thị trường.
Một vũ khí nữa cũng không kém phần lợi hại chính là các khách hàng tiềm năng của bạn. Kể cả có khác nhau về cách thức và phương châm hoạt động, tiếp cận khách hàng đi chăng nữa thì mục đích chung của họ cũng tương đối giống với công ty của bạn, chính là tranh giành khách hàng.
Có thể đưa ra một cuộc khảo sát về mức độ hài lòng đối với sản phẩm của khách hàng, bên cạnh đó “gài” thêm một số câu hỏi như: Tại sao lại chọn sản phẩm của công ty bạn thay vì công ty X, ý kiến về sản phẩm, đánh giá chung của khách hàng về các sản phẩm cùng loại trên thị trường…Và tệ nhất là khi khách hàng tiềm năng của bạn quay sang lựa chọn công ty đối thủ, thì cũng hãy tỉnh táo xin họ lý do nhé. Từ những điều đó, bạn có thể nắm bắt tâm lý khách hàng và hiểu thêm được cách “ra đòn” của đối thủ.
Mặt khác, các nhà cung ứng và phân phối cũng có thể cho bạn những thông tin mà bạn cần đó, vì họ trực tiếp làm việc với cả bạn và đối thủ của bạn.
Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.