Ngày nay, bạn dễ dàng bắt gặp những hệ thống kinh doanh Online ở nhiều mặt hàng, lĩnh vực. Xây dựng hệ thống kinh doanh là một trong những yếu tố giúp bạn thành công khi khởi nghiệp. Hãy thử tượng tưởng khi lập trình một hệ thống kinh doanh, tất cả mọi thứ sẽ vận hành thật chỉn chu và bài bản, việc của bạn bây giờ cần làm là hiện thực hóa hệ thống đó.
1. Thế nào là hệ thống kinh doanh Online ?
Kinh nghiệm xây dựng hệ thống kinh doanh Online
Kinh doanh Online ngày càng phát triển mạnh mẽ, thị trường tiềm năng lớn cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh càng cao. Vì thế, những nhà kinh doanh không ngừng sáng tạo phương thức kinh doanh.
Xây dựng hệ thống kinh doanh Online là tạo dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp từ xây dựng nội dung, kênh bán hàng Online cách quản lý vận hành Marketing.
2. Cách xây dựng một hệ thống kinh doanh Online
Khi tiến hành lập kế hoạch hình thành hệ thống kinh doanh Online bạn sẽ gặp phải những câu hỏi sau:
- Cách xây dựng hệ thống như thế nào?
- Phát triển bán hàng trên các phương tiện nào?
- Cách quản lý vận hành trong kinh doanh Online ra sao?
Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết những khúc mắc đó, đặc biệt bạn có thể áp dụng với mọi mặt hàng. Ngoài ra, để có kiến thức nền sâu rộng bạn có thể tham khảo chiến lược kinh doanh.
2.1 Hệ thống Đại lý – Cộng Tác Viên Online
Hệ thống bán hàng Online
Bạn có từng bị ám ảnh bởi hai từ “đa cấp”, bởi những kẻ biến tướng chuộc lợi từ mô hình kinh doanh hiệu quả này. Kinh doanh theo hệ thống đại lý, cộng tác viên chính là học hỏi từ mô hình kinh doanh đa cấp. Xây dựng hệ thống theo các cấp này có lợi cho cả đôi bên, những người chưa có vốn, vốn ít, chưa biết kinh doanh sản phẩm gì? Không có tiền để đầu tư hình ảnh quảng cáo. Thì kinh doanh theo hệ thống là một sự lựa chọn tuyệt vời, họ có thể vừa kinh doanh vừa học hỏi với số vốn chỉ từ 0 đồng.
Đối với chủ doanh nghiệp thì lợi ích rõ ràng nhất là ngay cả khi bạn không bán hàng thì lợi nhuận vẫn đổ về túi bạn, qua những đầu mối đại lý, cộng tác viên. Xây dựng hệ thống đại lý, cộng tác viên Online cũng là một cách tăng nhận diện thương hiệu mà không hề mất chi phí cho quảng cáo.
Lưu ý: Khi chọn làm đại lý hay cộng tác viên bạn cần tìm hiểu kĩ lượng về sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ và chính sách bán hàng.
2.1.1 Quy trình xây dựng
Để xây dựng hệ thống cộng tác viên bạn cần xác định xem sản phẩm mình kinh doanh là gì? Tiềm lực của mình có thể tạo dựng hệ thống không? Nguồn hàng có đáp ứng đủ không?
- Trả lời được những câu hỏi đó bạn sẽ thực hiện bước tiếp theo là chọn đối tượng để làm đại lý, cộng tác viên.
- Khi xác định được đối tượng bạn sẽ tiến hàng tìm kiếm họ trong những hội nhóm tuyển dụng.
- Lập chính sách thưởng, phạt, quyền lợi cũng như trách nhiệm khi được tuyển chọn làm đại lý, cộng tác viên
- Đào tạo cộng tác viên, quy trình bán hàng, đăng bài
- Lập nhóm danh sách đại lý, cộng tác viên để dễ dàng quản lý
Lưu ý: Bạn cần chọn lựa đào tạo đội ngũ đại lý, cộng tác viên bài bản, chính sách rõ ràng, minh bạch. Tránh những trường hợp khủng hoảng truyền thông, và những sai phạm của đại lý hay cộng tác viên.
Nếu bạn bí ý tưởng hãy tham khảo những doanh nghiệp lớn, nằm vùng trong những Group tuyển dụng như: bạn sẽ tích lũy được cho mình rất nhiều kinh nghiệm, rút ra được hạn chế. Bạn hãy nhớ một nguyên tắc kinh doanh nghiên cứu đối thủ chứ không sao chép ăn cắp chất xám.
Nếu bạn muốn hoạt động kinh doanh online của mình được hiệu quả thì cần có sự trợ giúp của nhiều công cụ, nhưng không thể thiếu được đội ngũ cộng tác viên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cách xây dựng hệ thống cộng tác viên bán hàng online tại nhà.
Mối quan hệ giữa chủ shop và cộng tác viên bán hàng là win – win. Nghĩa là nếu cộng tác viên bán hàng online tại nhà tốt, doanh thu cao, đồng nghĩa với việc bạn cũng có được khoản hoa hồng cao hơn. Để có thêm nguồn nhân lực mà ít tốn kém và rủi ro không cao, xây dựng hệ thống CTV/đại lý chính là một giải pháp hàng đầu. Tại sao bạn cần xây dựng hệ thống CTV/đại lý để bán hàng online. Vì nó có thể giúp viral thương hiệu của bạn nhanh chóng, không tốn chi phí trả lương, rủi ro thấp, tăng doanh thu nhanh,…
Tuy nhiên, không phải kinh doanh mặt hàng nào cũng phù hợp để bạn xây dựng hệ thống CTV/đại lý. Thông thường các mặt hàng phù hợp với kinh doanh theo mô hình CTV/đại lý là phân phối mỹ phẩm, thời trang, bất động sản, thực phẩm chức năng, đồ Handmade,…
Các đối tượng phù hợp để tham gia hệ thống CTV/đại lý:
- Tuyển đối tượng sinh viên, văn phòng , mẹ bỉm muốn kiếm thêm thu nhập.
- Đăng tuyển ở các Group việc làm, group của các mẹ bỉm sữa, dân văn phòng
- Đăng các bài content tuyển đại lý ctv chạy ads.
- Xây dựng phễu khách hàng trung thành trở thành CTV, Đại Lý.
Không thực sự dễ dàng để bạn xây dựng hệ thống CTV/đại lý hiệu quả, chất lượng. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch bài bản, bạn có thể xây dựng đội ngũ CTV/đại lý chất lượng trong thời gian ngắn.
- Xây dựng hình ảnh cá nhân chuyên nghiệp, uy tín
- Nội dung đăng bài:
– Thông tin về sản phẩm của bạn, hàng nhập, hàng bán cho các CTV
– Hệ thống CTV như thế nào, đào tạo ra sao
– Cập nhật danh sách CTV một tuần một lần
– Cập nhật số lượng CTV
– Đăng feedback về một CTV
– Chứng minh các CTV của bạn đã bán được hàng
- Lương thưởng, chính sách:
– Cho khách hàng thấy thu nhập của CTV, đại lý của bạn
– Tạo cho khách hàng sự tin tưởng và ham muốn kiếm tiền
– Có những câu mồi thu hút CTV, đại lý
- Giúp đỡ CTV, đại lý của bạn bán được hàng
– Xây dựng các group , nhóm chat để cập nhật kiến thức bán hàng, chăm sóc, giải đáp thắc mắc
– Đào tạo hướng dẫn 1-1 đối với các CTV, đại lý tiềm năng
– Livestream hướng dẫn hàng tuần.
– Cung cấp các tài liệu content, hình ảnh.
– Đua top , khen thưởng giữa các CTV, Đại Lý.
– Đưa ra các chương trình khuyến mại, ưu đãi hấp dẫn
- Làm sao giữ chân CTV, đại lý:
– Cần tạo ra tiếng nói và sức ảnh hưởng từ người đứng đầu
– Chứng minh được sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn với người dùng, có sự hỗ trợ từ nhà phân phối
– Ràng buộc các điều khoản hợp đồng
Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.