Điểm khác biệt giữa thương mại truyền thống và thương mại điện tử

Ngày đăng: 09:39 AM, 12/01/2019 - Lượt xem: 1.3k

Đi cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin là sự phát triển như vũ bão của thương mại điện tử. Các quá trình trong giao dịch hay thanh toán hóa đơn đã không còn là cản trở cho các nhà kinh doanh. Cùng tìm hiểu thêm về những ưu điểm mà t

Trước tiên, giải thích một thuật ngữ mới xuất hiện không lâu trong thế kỷ 21 của chúng ta – thương mại điện tử. Thương mại điện tử là gì? Nói một cách dễ hiểu thì chính là việc mua bán hay giao dịch thông qua các phương tiện như internet và các phương tiện khác. Bao gồm các hoạt động như: giao dịch, mua bán, thanh toán hóa đơn, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng,…

thÆ°Æ¡ng mại điện tá»­ với thanh toán hóa đơnHình thức giao dịch

Nếu như ngày trước việc mua một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó thì bạn sẽ gặp người bán và thanh toán hóa đơn trực tiếp. Bạn phải bỏ nhiều thời gian cũng như công sức của mình để đi và chọn lựa. Cũng như việc muốn được nhiều sự lựa chọn thì bạn phải bỏ nhiều thời gian để đi nhiều nơi. Còn đối với thương mại điện tử, việc mua bán đã trở nên đơn giản và thuận tiện hơn bao giờ hết. Chỉ với thao tác trên điện thoại hoặc máy tính có kết nối internet. Người mua và người bán không cần gặp gỡ trực tiếp với nhau mà họ giao dịch với nhau trên trang web.

hình thức giao dịch bằng thương mại điện tử

Bạn có cho mình nhiều sự lựa chọn hơn đối với các sản phẩm mặt hàng thay thế. Bạn có thể so sánh các giá cả mặt hàng với nhau, vì các mặt hàng giống nhau đều hiển thị giá trên cùng một trang web.

Sau khi chọn mua cho mình các mặt hàng thì việc thanh toán hóa đơn cũng trở nên đơn giản và tiện lợi. Hiện nay, tại Việt Nam đã có rất nhiều công cụ thanh toán quốc nội địa cũng như Quốc tế mà không cần dùng đến tiền mặt. Như thẻ Visa, thẻ Mastercard, Ví điện tử,… các phương tiện này đều cung cấp chức năng giúp khách hàng thực hiện giao dịch một cách tốt nhất.

Thị trường đa dạng rộng mở

thị trường thương mại điện tử đa dạng rộng mở

Trong thương mại truyền thống thì việc mua bán của bạn bị giới hạn trong một phạm vi nhất định. Bạn sẽ không thể có nhiều lựa chọn cho sản phẩm mình cần mua. Đối với thương mại điện tử, mua sắm xuyên biên giới là điều hết sức đơn giản. Bạn có thể đặt mua cho mình một chiếc Iphone 7 mới ra khi chưa xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Hay mua một chiếc váy thời thượng giống với của Taylor Swift đã không còn là khó khăn. Mọi quá trình đều rút ngắn với công nghệ thông tin. Với thương mại điện tử, bạn luôn bắt kịp được dòng chảy của thế thới, bắt kịp những xu hướng mới nhất.

Chủ thể tham gia đa dạng

Trong thương mại điện tử truyền thống, tham gia vào các hoạt động giao dịch gần như chỉ có 2 chủ thể là bên mua và bên bán. Khi có nhu cầu, người mua sẽ tìm đến các sản phẩm mà người bán cung cấp. Trong kinh doanh cũng vậy, hai bên sẽ hợp tác trực tiếp với nhau mà không cần ai tham gia cùng.

Thương mại điện tử thì mở rộng hơn, sẽ có một bên thứ 3 tham gia vào quá trình giao dịch, đó là nhà cung cấp dịch vụ. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ mang đến cho cả 2 bên nhiều tiện ích và cơ hội hợp tác cùng với nhau bền lâu hơn. Quá trình giao dịch cũng trở nên tiện lợi và đối tác hợp tác cũng đa dang hơn. Không chỉ là những đối tác trong cùng một nước mà còn là những đối tác nước ngoài. Trong thương mại điện tử, bạn không nhất thiết phải gặp mặt đối tác của mình. Các giao dịch chủ yếu dựa trên thương hiệu và uy tín. Bên thứ 3 sẽ giải quyết các vấn đề bất cập như việc kết nối liên lạc, chuyển sản phẩm dịch vụ hay thanh toán hóa đơn.

Mạng lưới thông tin 

thương mại điện tử gắn với mạng lưới thông tin rộng lớn

Mạng lưới thông tin trong thương mại truyền thống đã được mở rộng hơn rất nhiều khi chuyển sang thương mại điện tử. Với sự phát triển như vũ bão của các thành tựu của công nghệ thông tin như ngày nay. Không chỉ giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận nhiều thị trường mà còn mở rộng nguồn khách hàng và gầy dựng thương hiệu. Đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. Các doanh nghiệp có thể cung cấp cho mình vô số các thông tin giới thiệu về sản phẩm cũng như dịch vụ. Tiếp cận đến nhiều vùng khách hàng tiềm năng hơn. Gắn kết giữa người mua và người bán và tạo nhiều khách hàng trung thành với các nhà kinh doanh ngay cả khi không gặp mặt trực tiếp.

 

 

 

 

PÔNG!!

Phát triển Thương mại điện tử trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Phát triển Thương mại điện tử trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

10:38 AM, 28/10/2018
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) được xây dựng dựa trên cuộc cách mạng số, đặc trưng bởi Internet ngày càng phổ biến và di động, bởi các cảm biến nhỏ và mạnh mẽ hơn với giá thành rẻ hơn, bởi trí tuệ nhân tạo và học máy (machine learning). Các cô

"Rào cản" trong phát triển thương mại điện tử

10:50 AM, 20/11/2018
Với dân số khoảng 97 triệu người, trong đó có khoảng 58 triệu người sử dụng internet, cùng sự phát triển nhanh của công nghệ, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong ASEAN.
Sàn thương mại điện tử sẽ bùng nổ vào năm 2019

Sàn thương mại điện tử sẽ bùng nổ vào năm 2019

12:40 PM, 24/01/2019
Năm 2018 là năm nổi bật của các sàn thương mại điện tử, khi “cuộc chiến” giữa các sàn ngày càng trở nên gay cấn hơn. Đây cũng là năm xu hướng bán hàng đa kênh thể hiện rõ nét nhất, có tới 54% shop bán hàng trên tối thiểu 5 kênh khác nhau, đặc biệt các kên
Tám xu hướng thương mại điện tử trong năm 2018

Tám xu hướng thương mại điện tử trong năm 2018

10:39 AM, 14/12/2018
Doanh thu toàn cầu ngành bán lẻ thương mại điện tử đạt 2,290 nghìn tỷ đô la năm 2017, chiếm khoảng 10,1% tổng doanh số bán lẻ, và sẽ tăng lên 4.479 nghìn tỷ đô la vào năm 2021. Mặc dù đã có nhiều thị trường đang phát triển rất tốt, vẫn còn đó một lư