Sợ mua hàng online
Cục TMĐT và Kinh tế số cho hay, TMĐT là xu hướng tất yếu giúp cho doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN vừa và nhỏ, DN siêu nhỏ. Lý do, TMĐT rút ngắn được khoảng cách, tiết kiệm được chi phí lưu kho bãi, chi phí về mặt quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN. TMĐT đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng bình quân 25% năm.
Tính đến năm 2017, doanh thu từ TMĐT bán lẻ đạt 6,2 tỷ USD. Thống kê của tổ chức We are Social cho thấy, Việt Nam có tỷ lệ sử dụng internet rất cao. Tính đến tháng 1/2018, Việt Nam có 64 triệu người sử dụng internet. Nhiều cửa hàng trực tuyến, website TMĐT ra đời từ nhiều nền tảng mạng xã hội đã trở thành nơi mua bán giao dịch kinh doanh online của các DN và người tiêu dùng. Nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định, với tình hình phát triển TMĐT như hiện nay, trong 5 năm tới DN nào không ứng dụng công nghệ thông tin tốt cũng như xây dựng TMĐT sẽ có nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi.
Đánh giá cao sự tăng trưởng, cơ hội phát triển khi ứng dụng TMĐT, song không ít ý kiến cho rằng, TMĐT đang phát triển thiếu bền vững. Nguyên nhân là, dù mới manh nha trong thời gian gần đây và đang từng bước tìm kiếm khách hàng, tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh này lại tồn tại bất cập. Đó là, tình trạng hàng giả bày bán tràn lan trên các website, chợ điện tử, mạng xã hội… Theo nhận định của các cơ quan q
Ngoài giả về chất lượng, còn có tình trạng giả về thông tin. Đơn cử, mì chính thật nguồn gốc xuất xứ, có thành phần mô tả rất rõ ràng. Thế nhưng trên một số website hàng nhái không có đầy đủ thông tin, giá rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm chính hãng. Chưa hết, tình trạng nhái kiểu dáng công nghiệp cũng diễn ra, thậm chí đến tên miền na ná giống nhau...
Khó xử lý hàng giả xuyên biên giới
Theo Cục TMĐT và Kinh tế số, năm 2017 đơn vị này thanh kiểm tra phát hiện hơn 300 vụ vi phạm hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Kết quả, xử phạt vi phạm hành chính 300 tỷ đồng. Đối với việc mua phải hàng giả, hàng nhái trên mạng xã hội, Cục có khuyến cáo với người tiêu dùng. Tuy nhiên, đối với những người kinh doanh trên facebook thì hiện nay không có đại diện pháp nhân ở Việt Nam. Cách mà Cục hỗ trợ người tiêu dùng là gửi thông tin cho văn phòng của facebook.
Ông Trần Giang Khuê - Phó trưởng Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ TPHCM cho rằng, thách thức của cơ quan này là chỉ có quyền quản lý nằm trong phạm vi quốc gia, nhưng internet vượt qua khỏi phạm vi quốc gia. Internet làm cho hành vi con người thay đổi, kết nối mua bán cực kỳ nhanh chóng. Hôm nay thấy treo biển hiệu bán hàng này, mai kiểm tra thì họ đã gỡ mất rồi. Nhất là các tổ chức trung gian cung ứng dịch vụ, các công cụ tìm kiếm không nằm trong phạm vi Việt Nam.
Cục TMĐT và Kinh tế số nhấn mạnh, Thông tư liên tịch 07/2012 của các Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch liên quan đến việc quản lý các tổ chức trung gian, bắt buộc phải quản lý các tổ chức này. Theo Thông tư trên, những người cung cấp dịch vụ internet, công cụ tìm kiếm, sàn TMĐT, chợ điện tử… phải có cam kết, khuyến cáo và phải chịu trách nhiệm. Mặc dù luật đã có quy định thế nào là vi phạm trên môi trường internet nhưng hiện nay còn khó khăn do chưa xử lý được.
Cục TMĐT và Kinh tế số hiện đang tích cực xây dựng cơ sở dữ liệu, bản đồ số hóa các website, sàn TMĐT đã đăng ký với Bộ Công thương thông qua cổng dữ liệu. Nhưng mấu chốt vấn đề vẫn là sự hợp tác giữa các DN và cơ quan chức năng, nâng cao ý thức bảo vệ thương hiệu của giới DN, chống hàng nhái, hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra, cần sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan ban ngành để thực thi tốt, giúp môi trường kinh doanh lành mạnh.
PÔNG!!