Trong nhiều năm qua, Thương mại điện tử B2C luôn dẫn đầu trong khi thương mại điện tử B2B bị tụt lại phía sau, vì các nền tảng công nghệ không thể hỗ trợ chính xác các nhu cầu phức tạp của B2B.Các doanh nghiệp và nhà bán buôn thường coi thương mại điện tử B2B như một thứ gì đó không thực tế. Nhưng thời thế đang thay đổi. Dưới đây là những xu hướng thương mại điện tử B2B nóng nhất mà chúng tôi dự kiến sẽ thấy trong năm 2019:
Trải nghiệm khách hàng theo định hướng AI
Trí tuệ nhân tạo (AI) – khoa học và kỹ thuật của các hệ thống máy tính đạt đến trình độ suy nghĩ và học hỏi – đã tạo sức mạnh khi suy đoán ra ý định của người dùng trong các công cụ tìm kiếm, cho phép hiển thị quảng cáo phù hợp nhất, tối ưu hóa bố cục trang web hoặc xác định các đề xuất sản phẩm phù hợp nhất . Những khả năng như vậy là điều kiện để tạo ra nền tảng trải nghiệm của khách hàng được cá nhân hóa, và đây chính là chìa khóa cho sự thành công của các trang web thương mại điện tử.
Gartner, Inc- Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Công nghệ Thông tin hàng đầu thế giới dự đoán, đến năm 2020, công nghệ cá nhân hóa có thể làm tăng lợi nhuận cho các thương hiệu thông qua thương mại điện tử lên đến 15%.
Thương mại điện tử B2B phải phát triển hơn nữa và áp dụng cá nhân hóa, tận dụng các bước tiến công nghệ được thực hiện trong không gian B2C để áp dụng nó phù hợp với nhu cầu mua bán qua B2B.
Thương mại đa kênh nhất quán
Các giao dịch mua bán trên B2B thường lớn hơn nhiều và công phu hơn B2C. Nó yêu cầu sự chấp thuận của người mua và người bán phức tạp hơn, như vấn đề thanh toán, tùy chọn các giao dịch và nhiều hơn nữa. Ngoài ra, người mua B2B đã quen với sự tương tác rộng rãi nhiều năm trong chu kỳ bán hàng giao dịch mua bán, ngại mở rộng việc tìm kiếm bạn hàng mới .
Còn nữa, khi nói đến việc hỗ trợ nhiều kênh thương mại B2B – web, di động, trực tiếp và trên điện thoại – có những lợi ích rất rõ ràng, nhưng thực thi thì khó.
Vì thế, chìa khóa cho cách tiếp cận đa kênh thành công là mang lại trải nghiệm nhất quán, đảm bảo khách hàng dễ dàng truy cập các kênh trực tuyến và ngoại tuyến cũng như các đại diện bán hàng có thể can thiệp bất cứ lúc nào trong quá trình mua hàng.
Các chuyên gia hy vọng trong năm 2019, các thương hiệu và nhà phân phối sẽ tập trung nỗ lực vào thiết kế cơ bản và thực hiện chiến lược omnichannel (còn được gọi là mô hình Bán hàng đa kênh) của họ.
Nội dung video
Video đã gây bão internet. Video cung cấp đầy đủ nhất về hình ảnh và thông tin sản phẩm, các thương hiệu phải tận dụng điều đó. Video có thể đặc biệt hữu ích cho các ngành bán các mặt hàng trực quan, các sản phẩm phức tạp với một số người mua có thể cần sự hướng dẫn, hoặc những người có nhu cầu cao hơn về cảm nhận sản phẩm.
Các chuyên gia thương mại điện tử hy vọng sẽ thấy nhiều nội dung video được giới thiệu nhiều hơn trong các quy trình bán hàng B2B, đặc biệt là khi kể câu chuyện của một thương hiệu, cung cấp tổng quan về sản phẩm và chứng minh giá trị thương hiệu / sản phẩm thông qua đánh giá của khách hàng.
Hỗ trợ giọng nói
Echo, Alexa, Siri và rất nhiều trợ lý giọng nói phần mềm và phần cứng khác đang tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người tiêu dùng. Rốt cuộc, sau hình ảnh, những gì có thể trực quan hơn ngoài giọng nói của chúng ta? Theo các nhà phân tích, không có gì ngạc nhiên khi dự đoán rằng vào năm 2020, 50% các tìm kiếm sẽ được hỗ trợ bằng giọng nói.
Thương mại bằng giọng nói không còn là điều của tương lai. Người dùng đang áp dụng nó nhanh hơn bao giờ hết. Năm 2019, các doanh nghiệp hãy chuẩn bị để tìm hiểu chiến lược hỗ trợ bằng giọng nói, bắt đầu bằng tìm kiếm và có thể mở rộng sang các lĩnh vực tương tác B2B khác.
Chatbots
Chatbot là gì? Đây là một chương trình máy tính được thiết kế để tương tác (‘trò chuyện’) với khách hàng, trả lời câu hỏi của họ và hỗ trợ họ theo bất kỳ cách nào để hợp lý hóa trải nghiệm mua sắm. Về bản chất – đó là một biểu hiện khác về trải nghiệm của người mua được cá nhân hóa, nhưng tương tác nhiều hơn.
Các ứng dụng cho Thương mại điện tử B2B có khả năng tập trung cơ bản vào hỗ trợ khách hàng, và nó phát triển theo thời gian để đạt đến các đề xuất được cá nhân hóa khác cũng như các tương tác bán hàng phức tạp hơn.
Thực tế mở rộng (AR)
Một sự phát triển hơn nữa về trải nghiệm của khách hàng – AR và VR cung cấp trải nghiệm: trực quan, tương tác và nhập vai. Mặc dù hiện nay công nghệ này chủ yếu được xem là của các nhà bán lẻ với khả năng nâng cao trải nghiệm của khách hàng với yếu tố gây ngạc nhiên, nhưng một số thương hiệu đã thử nghiệm các công nghệ như vậy thông qua các ứng dụng di động – Sephora Virtual Artist và Tap Painter là một vài ví dụ.
AR là một điều tuyệt vời, nhưng khả năng ứng dụng của nó cho thương mại điện tử B2B vẫn chưa được chứng minh. Có lẽ năm 2019 sẽ là năm mà chúng ta thấy xu hướng Thương mại điện tử B2B này tỏa sáng?
PÔNG!!