Covid-19 không chỉ tạo cơ hội mà nó còn đặt ra những thách thức không lường trước đối với hoạt động kinh doanh online.
Thách thức đặt ra đối với hoạt động kinh doanh online thời covid-19
– Thị trường tiêu thụ mở rộng, số lượng doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh online cũng tăng theo. Từ đó dẫn đến sự cạnh tranh cả về giá cả, thị trường và nguồn hàng.
– Tình trạng nguồn hàng của các nhà kinh doanh ngày càng cạn kiệt. Bởi nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam tạm ngừng hoạt động thông thương, đi lại. Điều này làm cho sản xuất trong nước ở một số ngành nghề sử dụng nguyên liệu nhập khẩu không có nguồn cung nguyên liệu buộc phải ngưng trệ. Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài cũng không được thông quan.
– Thói quen tiêu dùng của con người cũng thay đổi để phù hợp với tình hình chung. Nếu như trước đây, người tiêu dùng sẽ “thỏa mãn” nhu cầu tinh thần của mình bằng việc mua sắm nhiều sản phẩm khác nhau. Thì trong thời kỳ dịch bệnh, họ chỉ mua sắm những sản phẩm cần thiết. Từ đó khiến nhiều nhà kinh doanh các mặt hàng như thời trang, điện tử, … bị ảnh hưởng nặng nề. Khách hàng không còn nhu cầu thì doanh nghiệp bán hàng cho ai?
– Ngoài ra, dịch bệnh cũng ảnh hưởng tiêu cực đến vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước. Giá cước vận chuyển tăng cao, tình trạng tích hàng, dồn hàng khiến cho các nhà kinh doanh online phải kêu gào. Tuy nhiên, đó là tình trạng chung của các doanh nghiệp logistic trong thời kỳ dịch bệnh. Các doanh nghiệp này bị thiếu hụt lao động, hàng loạt nhân viên nghỉ việc bởi đây là công việc phải tiếp xúc với nhiều người, có khả năng nhiễm bệnh rất cao.
Ảnh hưởng Covid 19 trên toàn cầu
Biện pháp để kinh doanh online hiệu quả hơn trong mùa covid-19
Trước những cơ hội và thách thức mà covid-19 đặt ra cho hoạt động kinh doanh online, các nhà kinh doanh nên:
– Lựa chọn mặt hàng phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Đồng thời đẩy mạnh nguồn hàng trong nước, tìm kiếm nguồn thay thế để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
– Tăng cường đội ngũ tư vấn, chăm sóc khách hàng, nhân viên bán hàng, vận chuyển hàng hóa,…
– Tìm kiếm thị trường tiêu thụ phù hợp để gia tăng số lượng khách hàng, kiếm thêm lợi nhuận.
– Biết nắm bắt thời thế để chuẩn bị cho giai đoạn quay trở lại sau mùa dịch. Tránh để xảy ra tình trạng sa lầy vào thị hiếu người tiêu dùng trong thời gian dịch bệnh.