“Miếng bánh” hàng tỷ USD: Không doanh nghiệp thương mại điện tử nào muốn mất phần

Ngày đăng: 10:46 AM, 09/11/2018 - Lượt xem: 1.5k
Nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử khẳng định luôn muốn giữ môi trường kinh doanh thương mại điện tử Việt Nam trong sạch và lành mạnh. Chính vì lẽ đó, không doanh nghiệp nào lại muốn thương hiệu bị ảnh hưởng bởi hàng giả, hàng nhái trên thị trường.

Miếng bánh 10 tỷ USD và thế khó của doanh nghiệp

Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam (VECOM) mới đây, tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam luôn duy trì ở mức trên 20%. Đặc biệt trong năm 2017, con số này là 25% và có thể được duy trì trong giai đoạn 2018 – 2020. Theo tính toán của VECOM, trong 4 năm tới, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam dự kiến có thể đạt tới 10 tỷ USD.

Trên thực tế, TMĐT không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận được với lượng khách hàng khổng lồ, tăng doanh thu và tạo thêm được công ăn việc làm cho người lao động mà còn giúp người tiêu dùng thêm lựa chọn với các sản phẩm đa dạng hơn. TMĐT cũng giúp giảm chi phí giao dịch, giảm thiểu các khâu trung gian, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, mang lại lợi ích cho phía người tiêu dùng nhiều hơn.

Tuy nhiều tiềm năng và là cơ hội đáng giá hàng tỷ USD nhưng doanh nghiệp thương mại điện tử vẫn phải đối mặt với khá nhiều thách thức như chi phí quảng cáo, bảo vệ thương hiệu, vấn đề thuế khi làm việc với các đơn vị thương mại điện tử nước ngoài. Đặc biệt là tình trạng hàng giả, hàng nhái được bày bán phổ biến cũng là một trong những bài toán đau đầu của các doanh nghiệp trong ngành.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thừa nhận việc xử lý cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi lượng sản phẩm nhiều lên tới hàng triệu mặt hàng, khó phân biệt bằng mắt mà chỉ đến khi giao nhận, sử dụng rồi mới phát hiện ra. Chưa kể nhiều trường hợp người bán cố tình che dấu, bán hàng sai quảng cáo, tráo hàng, gian lận khuyến mãi.

Tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam luôn duy trì ở mức trên 20%.

Cần “diệt” tận gốc

Đại diện một sàn TMĐT cũng cho rằng, muốn TMĐT phát triển thì phải có một môi trường kinh doanh bình đẳng, siết hàng giả, hàng nhái trên các chợ điện tử thì đồng nghĩa với việc phải siết trên toàn thị trường, thậm chí chặn đứng ngay từ nguồn sản phẩm.

Để xử lý triệt để nạn hàng giả, hàng nhái, lãnh đạo Cục Thương mại & Kinh tế số từng nhấn mạnh "cần ngăn chặn từ gốc". Cụ thể, cần sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Cục Xuất nhập khẩu, Cục Quản lý thị trường kiểm tra hàng nhập khẩu, hàng nhái nhập lậu vào Việt Nam. Đồng thời, phải kiểm tra cơ sở sản xuất hàng giả, hàng nhái trong nước, có hình thức xử lý nghiêm minh và thậm chí xử lý hình sự nếu có yếu tố cấu thành tội phạm.

“Thực ra, phần lớn hàng giả, nhái là hàng nhập từ Trung Quốc, giờ chúng ta phải ngăn chặn ngay từ cửa khẩu, không cho nhập sẽ hạn chế tình trạng này. Riêng với các nhà sản xuất, lắp ráp kém chất lượng trong nước, đơn vị sẽ kết hợp với Quản lý thị trường thực hiện những chiến dịch truy quét”, đại diện Cục Thương mại & Kinh tế số nói với báo chí.

 

 

 

 

PÔNG!!

 

Ứng dụng ai vào tuyển dụng hiện đại: Bước tiến mới trong chiến lược nhân sự tại Dstore HN

Ứng dụng ai vào tuyển dụng hiện đại: Bước tiến mới trong chiến lược nhân sự tại Dstore HN

14:48 PM, 16/04/2025
Dstore chi nhánh Hà Nội đang từng bước khẳng định vai trò tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), vào quá trình vận hành và phát triển nguồn nhân lực...
NHỮNG DÒNG SIÊU PHẨM KHUYNH ĐẢO THỊ TRƯỜNG MỚI ĐƯỢC RA MẮT TẠI DSTORE

NHỮNG DÒNG SIÊU PHẨM KHUYNH ĐẢO THỊ TRƯỜNG MỚI ĐƯỢC RA MẮT TẠI DSTORE

06:20 AM, 30/09/2022
NHỮNG DÒNG SIÊU PHẨM KHUYNH ĐẢO THỊ TRƯỜNG MỚI ĐƯỢC RA MẮT TẠI DSTORE
Xu hướng tiêu dùng buộc các nhà bán lẻ Việt Nam thay đổi phương thức kinh doanh

Xu hướng tiêu dùng buộc các nhà bán lẻ Việt Nam thay đổi phương thức kinh doanh

12:44 PM, 27/11/2018
Số lượng người tiêu dùng trẻ tăng nhanh, xu hướng tiêu dùng thay đổi cùng với sự phát triển của công nghệ buộc các nhà bán lẻ phải thay đổi phương thức kinh doanh.