Lời đầu tiên, xin chúc mừng bạn đã xem qua các phần của bài viết này. Và đây là bài viết quan trọng dành cho những bạn cảm thấy mình không phù hợp với 2 trường hợp đầu (Mở shop kinh doanh và Nhượng quyền kinh doanh). Tất nhiên với trường hợp thứ 3, với số vốn 10-50 triệu bạn có trong tay thì việc tìm kiếm cơ hội và trở thành đại lý, nhà phân phối kinh doanh là điều không quá khó.
Tuy nhiên, để làm được đại lý, nhà phân phối kinh doanh sinh lời được, chúng ta cần phải biết mình chuẩn bị tốt những điều gì để bắt đầu kinh doanh. Sau đây, hãy cùng tôi tham khảo những điều chúng ta cần biết trước khi bắt đầu kinh doanh trong trường hợp này là gì?
3. Trường hợp 3: Trở thành đại lý, phân phối của các cty kinh doanh khác hưởng chiết khấu kinh doanh.
Nhà phân phối là một đơn vị trung gian kết nối sản phẩm từ công ty đến các đại lý hoặc người tiêu dùng. Đây có thể coi là một hướng kinh doanh mang tính truyền thống, tuy nhiên vẫn phát triển mạnh trong bất kỳ giai đoạn nào của nền kinh tế. Hiện nay, các bạn đã có thể trở thành NPP của các đơn vị, Công ty như: Mỹ phẩm, thời trang, thuốc giảm cân,...
Đây có thể không phải là ý tưởng khởi nghiệp xa lạ gì với bộ phận giới trẻ năng động ngày nay, ý tưởng tuyệt vời cho những ai chỉ đơn thuần hai chữ “kiếm tiền”.
Vậy để trở thành nhà phân phối, bạn cần chuẩn bị gì?
Muốn làm nhà phân phối, đầu tiên bạn phải chuẩn bị VỐN
Để trở thành nhà phân phối, điều đầu tiên bạn phải chuẩn bị đó là nguồn vốn. Dù vốn ít hay nhiều đều bắt buộc bạn phải chuẩn bị số vốn để kinh doanh. Trong trường hợp này, có thể bạn cũng ngầm hiểu được với số vốn 10 - 50tr của các bạn đã “có đất dụng võ”.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào sản phẩm phân phối, số vốn bạn hiện có để quyết định, xác định kế hoạch kinh doanh theo quy mô lớn hay nhỏ. Nếu bạn có số vốn còn hạn hẹp thì nên cân nhắc kỹ trước khi muốn trở thành nhà phân phối.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc phương án hợp tác, thường là với anh em bạn bè hoặc vay mượn từ người thân bạn bè, ngân hàng.
Nguồn vốn này dùng vào việc nhập hàng, tồn hàng, kho bãi, vận chuyển, sau đó là phải trang bị cho mình cách quản lý hàng hóa, kho bãi, và cách làm việc với giám sát bán hàng, nhân viên bán hàng của Công ty để đảm bảo mình kinh doanh có lãi và không tồn kho nhiều.
Trang bị kỹ năng công cụ quản lý
Quản lý ở đây không chỉ giới hạn ở quản lý luồng hàng hoá, dòng tiền mà còn là quản lý nhân viên, tối ưu các chi phí nhằm tối đa lợi nhuận.
Nếu trước đây để quản lý các hoạt động phân phối, bạn chỉ có thể dựa vào giấy tờ hoặc excel, mất rất nhiều thời gian, công sức và số liệu dễ bị sai lệch. Thì ngày nay đã có công nghệ quản lý hiện đại hơn, là phần mềm quản lý bán hàng nhà phân phối. Đây là giải pháp hoàn hảo hỗ trợ các nhà phân phối quản lý toàn diện các hoạt động bán hàng, nhập hàng, quản lý kho, logistics....
Thị phần
Để làm nhà phân phối, bạn cần xem xét rõ thị phần, vì có thị phần là có sản lượng, có doanh thu và có lợi nhuận. Thưởng thì các công việc còn lại như giá cả, marketing... đã có nhà sản xuất lo rồi. Do đó, để trở thành nhà phân phối thì bạn cần có thị phần (hay thị trường của riêng bạn). Nếu không có, thì chí ít bạn phải có phương án triển khai và kế hoạch, nguồn lực để có được nó như khu vực địa lý, số lượng điểm bán tiềm năng, kế hoạch phát triển điểm bán, con người, phương tiện và thời gian để thực hiện các kế hoạch đó.
Chuẩn bị đội ngũ bán hàng tinh nhuệ (Cộng tác viên bán hàng, các đại lí cấp dưới của bạn, xây dựng hệ thống kinh doanh bền vững)
Khi trở thành nhà phân phối, phía công ty sẽ đưa các giám sát bán hàng và nhân viên bán hàng tới làm việc tại nhà phân phối của bạn. Hoặc công ty có thể yêu cầu bạn phải tự tuyển nhân viên bán hàng
Hàng tháng, bạn đặt hàng theo chỉ tiêu công ty đưa xuống, phải có kho hàng để chứa hàng, giám sát bán hàng và nhân viên bán hàng sẽ chịu trách nhiệm đưa sản phẩm Công ty ra thị trường. Do đó bạn cần xây dựng một đội ngũ bán hàng tinh nhuệ để đồng hành cùng nhà phân phối của bạn, nhằm nâng cao doanh số, mở rộng thị trường.
Mô hình nhà phân phối là điều hầu như ai cũng ngắm đến vì lợi ích khá nhiều nhưng trở ngại cũng không phải nhỏ:
- Ưu điểm:
- Thị trường không có sự cạnh tranh nội bộ - an tâm đầu tư
- Hỗ trợ của công ty có thể đạt tối đa
- Uy tín và ảnh hưởng đối với khu vực quản lý khá tốt
- Nếu xây dựng thành công hệ thống bán hàng và giao hàng sẽ có quyền lực đàm phán phân phối kg chỉ 1 loại hàng mà nhưng mặt hàng liên quan khá mạnh
- Nhược điểm:
- Vốn đầu tư và lượng tiền mặt lớn.
- Áp lực doanh thu và sản lượng cao
- Đầu tư phương tiện vận tải lớn, đầu tư kho bãi nhiều....
- 5 ăn 5 thua - Đặc biệt nếu công ty không hỗ trợ tốt về chính sách cũng như tiếp thị thị trường.
- Thời gian hoàn vốn khá lâu, trong trường hợp sản phẩm chứ có danh tiếng thì thời gian phủ thị trường sẽ càng lâu.
- Nếu chính sách của nhà sản xuất không tốt hoặc biến động liên tục có thể dẫn đến tăng lượng tồn kho…
Nhưng bất cứ việc gì trong cuộc sống đều có ưu - nhược điểm của chúng. Quan trọng là bạn có thể vượt qua điều đó để thành công hay không. Với hình thức trở thành NPP này có thể sẽ phù hợp với số vốn bạn có trong tay. Chúc bạn khởi nghiệp thành công với số vốn mình có và nghị lực trong bạn.