Các chính sách chung về giá cần được tuân theo đối thủ với từng nhóm sản phẩm cho từng phân khúc thị trường khác nhau. Giá sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng trong định nghĩa marketing. Là số tiền mà khách hàng phải trả để sử dụng nó.
2. Price (Giá cả)
Giá trong mô hình marketing 7P là thành phần quan trọng quyết định lợi nhuận và sự tồn tại lâu dài cho doanh nghiệp của bạn. Việc điều chỉnh giá bán cũng ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của sản phẩm và doanh số bán hàng. Tác động lớn đến chiến lược Marketing.
Nếu như doanh nghiệp bạn mới tham gia thị trường và chưa tạo được tên tuổi thương hiệu thì các khách hàng mục tiêu của bạn sẽ không sẵn sàng trả giá cao đâu. Mặc dù trong tương lai có thể họ sẽ sẵn sàng trả mức giá cao hơn nhưng sẽ rất khó khăn để làm điều đó ở giai đoạn khởi nghiệp.
Các chính sách về giá cả luôn giúp bạn định hình nhận thức về sản phẩm trong mắt người tiêu dùng. Bạn hãy nhớ rằng giá thấp thường có nghĩa là sản phẩm sẽ kém chất lượng hơn khi khách hàng của bạn so sánh sản phẩm của bạn với đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên, nếu giá bán sản phẩm quá cao sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy mức chi phí bỏ ra vượt quá lợi ích mà họ nhận lại được. Từ đó, khách hàng sẽ coi trọng tiền của họ hơn là mua sản phẩm của bạn. Vì vậy, hãy cẩn trọng cân nhắc kỹ càng và tham khảo giá cả của đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giá phù hợp.
3. Place (Phân phối)
Là địa điểm hay kênh phân phối góp phần quan trọng làm nên Marketing. Là cả một hệ thống bán hàng được tổ chức một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Bạn phải định vị và phân phối sản phẩm ở những nơi dễ tiếp cận với mục tiêu khách hàng tiềm năng mà bạn hướng đến. Điều này thường đòi hỏi sự hiểu biết và khả năng nhạy bén khi phân tích thị trường.
Từ đó, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra được các kênh phân phối phù hợp có thể kết nối trực tiếp đến với khách hàng mục tiêu của bạn. Có nhiều chiến lược phân phối, bạn có thể lựa chọn chiến lược phù hợp với mô hình kinh doanh mà bạn hướng đến:
- - Phân phối chuyên sâu
- - Phân phối độc quyền
- - Phân phối chọn lọc
- - Nhượng quyền
Để chọn ra một kênh phân phối tốt, bạn cần tìm ra được câu trả lời cho các câu hỏi sau đây khi phát triển chiến lược phân phối như:
- - Khách hàng tìm thấy sản phẩm và dịch vụ họ muốn ở đâu?
- - Khách hàng tiềm năng thường đến những loại cửa hàng nào (trung tâm thương mại, cửa hàng thông thường, siêu thị hay mua online)?
- - Làm thế nào để truy cập vào được các kênh phân phối khác nhau?
- - Chiến lược phân phối của đối thủ khác với bạn ở điểm nào?
- - Có nên đầu tư xây dựng kênh bán hàng online hay không?
Việc tìm ra kênh phân phối phù hợp để bán hàng hiệu quả cũng không quá khó, chỉ cần bạn chịu khó tìm hiểu phân tích thị trường kỹ càng là được. Đồng thời nếu bạn chọn kết hợp nhiều kênh phân phối, bán hàng online để quản lý hiệu quả hơn thì TPos khuyên các bạn nên cân nhắc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh. Phần mềm này sẽ giúp kiểm soát được thông tin về hàng hóa, đơn hàng và khách hàng. Hỗ trợ bạn lên những kế hoạch, chiến lược kinh doanh tốt nhất.
Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.