Trong thời kỳ hội nhập, ngày càng nhiều các doanh nghiệp nở rộ tạo nên một thị trường kinh doanh sôi động với hàng loạt các thương hiệu nổi trội. Vậy cần làm gì để tạo cho doanh nghiệp mình dấu ấn riêng? Giải pháp tối ưu nhất chính là marketing.
Sự nở rộ của nhiều doanh nghiệp tạo nên thị trường kinh doanh sôi động với hàng loạt thương hiệu nổi bật. Việc tạo nên dấu ấn khác biệt và ưu thế vượt trội cho doanh nghiệp mình thì khâu Marketing được xem như lời giải pháp tối ưu cho bài toán cạnh tranh. Để thành công với ngành Marketing, bạn phải có một quá trình định hướng rõ ràng. Trước hết, bạn phải nắm rõ Marketing là gì? Học những gì? ra trường làm gì?...Khi đã có cái nhìn toàn diện về ngành Marketing thì cơ hội trải nghiệm nghề nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Có thể mỗi người sẽ có câu trả lời của riêng mình tuy nhiên có một điều chắc chắn – câu trả lời đó sẽ khác với đáp án mà bạn đưa ra cách đây 5 năm.
Marketing cũng giống như các lĩnh vực khác luôn thay đổi và phát triển không ngừng. Các xu hướng và công nghệ mới xuất hiện thường xuyên và nhanh chóng thay đổi cách chúng ta tương tác với khách hàng và khách hàng tiềm năng. Để trở thành một Marketing Executive xuất sắc, bạn cần phải sở hữu nhiều kỹ năng khác nhau. Vậy đâu là những kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên Marketing xuất sắc?
Cùng Dstore đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
I. Tổng quan về Marketing
Lịch sử ngành Marketing
Hoạt động Marketing hàng hóa đã xuất hiện từ hàng trăm năm trước. Khi đó, các mặt hàng sản xuất theo lối thủ công và được tạo ra bởi các hộ gia đình nhằm phục vụ nhu cầu của chính họ. Tuy nhiên, chỉ đến khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra thì ngành tiếp thị mới được định hình rõ ràng.
Giai đoạn từ năm 1860 – 1920: Cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ, người dân đã tập trung sản xuất ra nhiều mặt hàng với giá thành rẻ. Tuy nhiên, việc sản xuất chỉ diễn ra mạnh mẽ tại một thời điểm nhất định. Vì quan niệm của người dân lúc này “chỉ cần sản xuất là bán được hàng và có lợi nhuận”.
Giai đoạn từ năm 1920 – 1940: Lúc này thị trường đã dần bão hòa, khiến các nhà sản xuất cạnh tranh cực kỳ gay gắt. Và đây chính là lúc các hoạt động tiếp thị dần dần xuất hiện. Trong giai đoạn này, chiến lược tiếp thị chỉ xoay quanh vấn đề giá bán là chính mà chưa quan tâm thực sự đến nhu cầu của người mua hay chất lượng sản phẩm.
Giai đoạn từ năm 1940 – 1960: Chính thức thiết lập các bộ phận Marketing đảm nhiệm các công việc: Quảng bá, bán hàng và thực hiện các chương trình khuyến mãi.
Giai đoạn từ năm 1960 – 1990: Lúc này các hoạt động của doanh nghiệp được xây dựng bài bản và chịu chi phối bởi Marketing. Từ lãnh đạo cho đến nhân viên đều làm các công việc liên quan đến tiếp thị.
Giai đoạn từ năm 1990 – 2010: Khách hàng trở thành yếu tố chủ chốt đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Mục tiêu chính Marketing giai đoạn này: Không chỉ bán được hàng mà còn khiến họ quay lại sử dụng sản phẩm thêm nhiều lần nữa. Do đó, các doanh nghiệp không ngừng cải thiện dịch vụ cùng chất lượng hàng hóa. Đồng thời chú trọng hơn vào chế độ chăm sóc và khuyến mãi.
Giai đoạn từ năm 2010 đến nay: Phương thức Marketing không ngừng thay đổi trước sự lên ngôi của truyền thông số và đặc biệt là các nền tảng Social Media.
Vì có quá nhiều công nghệ hiện đại, giúp doanh nghiệp và khách hàng giữ tương tác với nhau 24/7.
Marketing vs Quảng cáo
Bạn đã hiểu Marketing là gì nhưng bạn đang nghĩ rằng Marketing và Quảng cáo là một? Không chỉ riêng bạn, mà rất nhiều doanh nghiệp khi tìm hiểu về Marketing cũng nhầm lẫn 2 định nghĩa chiến thuật này.
Đối với Marketing
Marketing bao gồm các khâu: Phân tích thị trường, nghiên cứu sản phẩm, lập kế hoạch bán hàng, chăm sóc khách hàng, đo lường… Nhìn chung công việc mà các Marketer sẽ làm điều liên quan đến việc quảng bá thương hiệu và bán hàng là chính.
Thêm vào đó, Marketing phải sử dụng nhiều nền tảng Social Media để tương tác với khách hàng nhiều nhất có thể, để xây dựng sự tin tưởng và lòng trung thành giữa 2 bên.
Đối với Quảng cáo
Quảng cáo sẽ triển khai các hoạt động như tiếp cận, tác động vào sở thích/nhu cầu của hàng của người dùng để biến họ thành khách hàng. Nhìn chung, quảng cáo chỉ là một phần nhỏ nằm trong hoạt động Marketing với vai trò thúc đẩy chiến dịch đạt được kết quả nhanh hơn.
Muốn làm quảng cáo thành công, bạn phải tốn khá nhiều chi phí cho các hình thức truyền thông để tăng độ nhận diện thương hiệu, dịch vụ / sản phẩm của mình đến khách hàng. Marketing giúp quảng bá doanh nghiệp hiệu quả mà không cần trả phí
Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.