Đừng làm tiếp thị một cách thụ động, nếu không muốn bị thụt lùi!
9. Học hỏi từ đối thủ cạnh tranh
Ngoài việc tự nâng cao kỹ năng, bạn hãy học tập từ chính đối thủ cạnh tranh: Họ đang làm gì để đạt được thành công?
Việc nghiên cứu các hoạt động của đối thủ giúp bạn biết được chiến thuật Marketing họ sắp triển khai như thế nào? Điểm mạnh – yếu trong chiến lược của họ?
Luôn ghi nhớ: Hiểu rõ đối thủ chính là cách giúp bạn “hạ gục” họ và tăng lợi thế cạnh tranh đáng kể.
Đối thủ sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích
10. Tham khảo ý kiến cộng đồng
Hãy lắng nghe những đánh giá/phản hồi của người dùng về thương hiệu và ngành nghề của bạn là rất cần thiết.
Chẳng hạn, khi người dùng đưa ra những phản hồi tiêu cực về vấn đề họ gặp phải khi sử dụng dịch vụ/sản phẩm của bạn. Thay vì bỏ qua, bạn nên sẵn sàng đối mặt và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
Điều này sẽ giúp người dùng đánh giá cao về tính trách nhiệm và tin tưởng hơn vào doanh nghiệp bạn trong tương lai. Đồng thời, góp phần mang về lượng lớn khách hàng trung thành – cực kỳ tốt cho sự phát triển bền vững của bạn.
11. Đo lường và phân tích
Các marketer phải liên tục theo dõi những chỉ số lên – xuống từng ngày và đo lường một cách chính xác.
Bên cạnh đó, bạn phải kiểm tra kết quả của các chiến lược tiếp thị như: Email đã được thông qua, lượng bài viết được tải xuống, số trang đã trình chiếu, CTA/links được truy cập và các tương tác khác diễn ra trên các mạng xã hội.
Sau khi đo lường, bạn cần phân tích chuyên sâu: “Vì sao chiến dịch không đem lại kết quả như mong muốn?”, “Vì sao bài viết này được nhiều người yêu thích đến như vậy?”…
Nên đặt nhiều câu hỏi “tại sao”, “vì sao”, “làm thế nào” và đưa ra những câu trả lời chi tiết nhất sẽ giúp bạn biết được điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp mình. Có như vậy, khi triển khai các chiến dịch Marketing tiếp theo sẽ thành công hơn.
Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.