Trong quá trình xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, phân tích SWOT đóng vai trò căn bản và hiệu quả, yếu tố quyết định tới sự thành công của mỗi DN. Mô hình phân tích SWOT là công cụ được sử dụng phổ biến nhằm phân tích và làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, cũng như nhận diện các nguy cơ trong một dự án, hoặc tổ chức kinh doanh. Thông qua phân tích SWOT, DN sẽ thấy rõ hơn mục tiêu của mình, cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực, tiêu cực tới mục tiêu mà DN đề ra.
Phân tích SWOT về xây dựng thương hiệu cá nhân
Phân tích SWOT giúp mang lại cái nhìn sâu sắc về một tổ chức, dự án, hay một hoàn cảnh, do đó phương pháp này đặc biệt hữu ích trong việc ra quyết định, hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch.
SWOT thường được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Mỗi phần tương ứng với những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Từ hình mô hình phân tích SWOT có thể thấy rằng:
Điểm mạnh: Chính là lợi thế của riêng của cá nhân, dự án, sản phẩm… đang theo đuổi. Đây là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà cá nhân đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Một vài lĩnh vực giúp cá nhân có thể tìm ra điểm mạnh của mình, bao gồm: Nguồn lực, tài sản, con người; kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu; tài chính; marketing; cải tiến; giá cả, chất lượng sản phẩm; chứng nhận, công nhận; quy trình, hệ thống kỹ thuật; kế thừa, văn hóa, quản trị…
Điểm yếu: Nói một cách dễ hiểu nhất, điểm yếu chính là những việc cá nhân làm chưa tốt hoặc không thể làm, không biết làm. Nghĩa là, những vấn đề đang tồn tại bên trong con người đang cản trở cá nhân trên con đường đạt được mục tiêu. Khi nhìn thẳng vào sự thật, nhận ra những giới hạn của mình, cá nhân sẽ trả lời được câu hỏi đâu là điểm yếu? để từ đó tìm ra giải pháp vượt qua.
Cơ hội: Trong quá trình xây dựng thương hiệu, có rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động giúp cá nhân định vị hiệu quả THCN, đó là: Sự phát triển, nở rộ của thị trường; đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém; xu hướng công nghệ thay đổi; xu hướng toàn cầu; hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư; mùa, thời tiết; chính sách, luật…
Nguy cơ: Yếu tố gây khó khăn lớn nhất đối với mỗi cá nhân trên con đường đi đến thành công chính là nguy cơ. Nhằm hạn chế những nguy cơ gặp phải trong tương lai, các cá nhân cần nhận diện sớm các nguy cơ. Sau khi tìm ra nguy cơ, cần đề ra các phương án giải quyết; nhanh chóng vạch ra và triển khai những cách khả thi để giảm bớt độ nghiêm trọng, hoặc né tránh (nếu được) những nguy cơ.
Ví dụ thực tế vào việc xây dựng THCN, Dstore sẽ lấy những điểm chung nhất của chúng ta cần phải xây dựng theo quan điểm khách quan của Dstore:
Điểm mạnh:
- Có ngoại hình đẹp, gương mặt khả ái
- Nói năng lưu loát, tự tin, khiếu hài hước, dẫn dắt câu chuyện
- Có nhiều kiến thức nhất định trong nhiều lĩnh vực
- Có sẵn uy tín và thương hiệu
Điểm yếu: (ngược lại với những điểm mạnh đã có sẵn thì điểm yếu cũng rất dễ nhận ra như:)
- Giao tiếp thiếu tự tin
- Thiếu chuẩn bị, không có nhiều kiến thức để chia sẻ
- Chưa tạo được uy tín cá nhân, chưa nhiều bạn bè,...
Cơ hội:
- Cách mạng CN 4.0 xu hướng mua hàng, sử dụng internet nhiều hơ
- Đối thử chưa bắt kịp xu hướng thị trường
- Thay đổi về hành vi của con người từ offline chuyển sang online nhiều hơn
Thách thức:
- Là một trong những người tiên phong dò đường trong việc xây dựng THCN trên MXH
- Luôn phải cân nhắc về nội dung truyền tải có giá trị cho người đọc, viewer
- Cân nhắc từng hành động, cử chỉ khi giao tiếp online lẫn offline để tránh làm mất hình tượng
Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.