Nếu bạn muốn tiếp cận nhiều khách hàng hơn, đặc biệt là các khách hàng, đối tác nước ngoài, hình thức thanh toán trong thương mại điện tử của bạn phải được tối ưu.
Cụ thể, thẻ thanh toán sẽ được sử dụng rộng rãi để giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt, áp dụng phổ biến chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch thương mại điện tử.
Tuy nhiên, để làm được điều này, các trang kinh doanh thương mại điện tử cần đảm bảo cho khách hàng của mình về các yếu tố bảo mật."Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện các website bán hàng của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu dùng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ, khoảng trên 20% số website nhận đặt hàng qua mạng Internet, song chỉ có 3,2% cho phép thanh toán trực tuyến. Đây là một rào cản lớn đối với các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử".
Xây dựng thương hiệu trực tuyến
Việc xây dựng thương hiệu trực tuyến và phát triển các sản phẩm cũng là một giải pháp quan trọng nếu muốn kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả.
Để làm được điều này các doanh nghiệp cần:
- Xây dựng và duy trì cửa hàng riêng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu
- Xây dựng hệ thống website bán hàng riêng biệt có khả năng quảng bá và thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp.
- Xây dựng quy trình mua bán, xử lý đơn hàng hiệu quả
- Tiến hành chạy quảng cáo, thực hiện các giải pháp truyền thông khả thi nhằm gia tăng mức độ nhận thức của đại đa số khách hàng tiềm năng.
Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực
Kinh doanh thương mại điện tử đòi hỏi mối quan hệ chặt chẽ giữa người sản xuất, người phân phối, người tiêu thụ, các nhà công nghệ và cơ quan chính phủ. Do đó, để những mối quan hệ này không bị ảnh hưởng hay đứt đoạn, các chủ doanh nghiệp hay đơn vị kinh doanh thương mai điên tử cần có sự đầu tư cụ thể về nhân lực, đội ngũ chăm sóc và quản lý website, cửa hàng, kiểm tra kho hàng….
Các giao dịch trên sàn thương mại điện tử đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các xu hướng công nghệ mới ra đời, có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của kinh tế số hóa.
Mặt khác, mỗi người tham gia TMĐT cũng phải có khả năng sử dụng máy tính, có thể trao đổi thông tin một cách thành thạo trên mạng, có những hiểu biết cần thiết về thương mại, luật pháp… để mang lại hiệu quả nhất định cho doanh nghiệp.
Hoàn thiện môi trường pháp lý
Để thương mại điện tử phát triển lành mạnh, bạn cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý, thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật và các văn kiện dưới luật điều chỉnh các hoạt động thương mại, thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch TMĐT.
Đảm bảo an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử
Để các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử diễn ra suôn sẻ và có sự tăng trưởng, yếu tố bảo mật là điều không thể thiếu. Là đơn vị kinh doanh thương mại điện tử, bạn cần đảm bảo các yếu tố về bảo mật cho các giao dịch của mình. Cụ thể:
- Chống virus và các xâm nhập bất hợp pháp
- Chống thư rác, tin nhắn spam vào website
- Mã hoá các dữ liệu giao dịch để tránh tình trạng lộ thẻ ATM
Đầu tư cho nguồn hàng, loại hàng
Việc cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chất lượng cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của các hoạt động kinh doanh trực tuyến. Thay vì hình thức nhập hàng, một số mặt hàng hiện nay ở nước ta đã có thể tự gia công và sản xuất. Đối với cá mặt hàng nhập, bạn cần cân nhắc và lưạ chọn các đơn vị cung cấp sản phẩm uy tín, chất lượng, tranh tình trạng hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng dịch vụ.
PÔNG!!