Đối với người làm dịch vụ, ví dụ như dịch vụ cung cấp phần mềm thì việc đáp ứng nhu cầu khách hàng là việc diễn ra thường xuyên liên tục.
Điều này đòi hỏi nhân viên chăm sóc khách hàng cần hiểu được nhu cầu khách hàng là gì để tư vấn đúng và đủ. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm nhu cầu khách hàng cũng như cách xác định nhu cầu khách hàng đầy đủ nhất nhé.
1. Tầm quan trọng của việc hiểu nhu cầu khách hàng là gì ?
Nhu cầu của khách hàng có thể hiểu là sự mong muốn của họ về một điều gì đó. Nó xuất phát từ chính bên trong đặc điểm tâm lý của mỗi người. Đó là khoảng cách giữa họ có và muốn có.
Trong nhiều trường hợp thì nhu cầu khách hàng có thể được xác định hoặc không được xác định rõ ràng. Nhu cầu khách hàng có thể là nhu cầu đã được nhận biết hoặc nhu cầu tiềm ẩn, đến khách hàng còn chưa biết đến. Nếu là nhu cầu đã được nhận biết, khách hàng sẽ bị thôi thúc và tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu đó. Ngược lại đối với những nhu cầu mà khách hàng chưa nhận thức được, sẽ cần tới sự khơi gợi để nhận ra mong muốn thật sự của mình.
Trong hoạt động kinh doanh thì đa phần người bán thường chỉ chú trọng tới làm sao để bán được cho càng nhiều khách càng tốt. Mặt khác, người mua hàng đa phần không hề quan tâm tới tính năng sản phẩm mà chỉ chú trọng tới liệu vấn đề của họ có được giải quyết hay không.
Chính sự lệch nhau về tư tưởng này khiến cho cả 2 bên khách hàng và sales không tìm được tiếng nói chung.
Một số doanh nghiệp thường mắc sai lầm khi không tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Nếu như bạn am hiểu nhu cầu khách hàng sẽ không mắc phải các sai lầm thường gặp trong hoạt động kinh doanh như:
- Chỉ quan tâm đến bán hàng mà không quan tâm vấn đề mà khách hàng đang thực sự mắc phải là gì.
- Đưa ra một loạt giải pháp nhưng không biết đó có phải là giải pháp phù hợp với khách hàng hay không.
- Không xác định được đâu là điều có lợi nhất cho khách hàng.
- Không hiểu khách hàng doanh nghiệp sẽ bị thụt lùi trong cuộc đua kinh doanh
Doanh nghiệp khi mắc phải các sai lầm này sẽ bỏ lỡ các khách hàng tiềm năng, không bán được sản phẩm, dịch vụ của mình hoặc gây ấn tượng không tốt trong mắt khách hàng.
Mời xem tiếp phần sau tại đây.