Tám xu hướng thương mại điện tử trong năm 2018

Ngày đăng: 10:39 AM, 14/12/2018 - Lượt xem: 1.2k

Doanh thu toàn cầu ngành bán lẻ thương mại điện tử đạt 2,290 nghìn tỷ đô la năm 2017, chiếm khoảng 10,1% tổng doanh số bán lẻ, và sẽ tăng lên 4.479 nghìn tỷ đô la vào năm 2021. Mặc dù đã có nhiều thị trường đang phát triển rất tốt, vẫn còn đó một lư

1.Trải nghiệm khách hàng và cá nhân hóa
Sự chuyển đổi trải nghiệm của khách hàng không chỉ dành cho những ông lớn như Amazon. Xu hướng cá nhân hóa sẽ là chìa khóa để giành và giữ khách hàng trong những năm tới. Các doanh nghiệp thích ứng nhanh với việc chuyển đổi trải nghiệm của khách hàng sẽ giành được trái tim và tâm trí của họ. Tại sao? Bởi với tình trạng dư thừa thông tin ngày nay, người tiêu dùng hoàn toàn không muốn lãng phí thời gian với những tin tức không liên quan. Cung cấp những dịch vụ, sản phẩm và thông tin đáp ứng sở thích cá nhân của khách hàng sẽ giúp các DNVVN nổi bật lên từ đám đông cửa hàng trực tuyến và do đó sẽ thu hút khách hàng quay trở lại cũng như có thêm khách hàng mới.

 

2. Đa nền tảng & đa thiết bị
Đến cuối năm 2017, hai tỷ người đã dùng thiết bị di động để mua sắm trực tuyến trên toàn cầu. Và mặc dù không phải tất cả người mua sắm trực tuyến đều mua hàng qua điện thoại di động, khoảng 95% người dùng internet di động tìm đọc thông tin địa phương trên điện thoại của họ, trước khi gọi điện thoại hoặc đến trực tiếp cửa hàng. Theo Google, “khoảng 85% người mua sắm trực tuyến bắt đầu mua hàng trên một thiết bị này và kết thúc trên một thiết bị khác”. Điều này thể hiện một thông điệp rất rõ ràng từ phía người tiêu dùng: 2018 sẽ là năm kết hợp các nền tảng và thiết bị trực tuyến. Hiện diện trên nhiều thiết bị là chưa đủ; những thiết bị này còn phải cần được kết nối với nhau để khách hàng cảm thấy họ đang mua sắm chỉ duy nhất trên một kênh chứ không phải là nhiều kênh trực tuyến riêng biệt. Các khía cạnh khác như thiết kế, thương hiệu, thông điệp truyền tải, quảng cáo và nội dung truyền thông xã hội cũng đều phải được kết nối với nhau. Các doanh nghiệp sẽ cần một chiến lược đa kênh (omni channel) để có thể tiếp tục tồn tại trong những năm tới và củng cố vững chắc để kết nối khách hàng với thương hiệu của họ, bất kể họ đang dùng thiết bị nào.

Kết quả hình ảnh cho kinh doanh thương mại điện tử 2018

3. Thương mại di động
Thiết bị di động sẽ trở nên quan trọng hơn đối với mua sắm trực tuyến vào năm 2018. Mua sắm trên di động sẽ đạt 70% trong tổng giao dịch thương mại điện tử vào cuối năm 2018 và càng ngày càng có nhiều người mua sắm thông qua các thiết bị di động của họ. Theo duốbheo duối năm 2018 và càng ngày càng có mại di o duối năm 2018 và càng ngày càng có nhiều người mua sắm thông qua các tủa n o duối  khoảng 626 tỷ đô la. Các công ty như Google, Samsung và Apple đang ứng dụng những tiến bộ trong công nghệ thanh toán di động với mục đích biến phương thức thanh toán này trở thành phương thức thanh toán được ưa thích đối với nhiều khách hàng. Ví dụ, ở Mỹ, Starbucks đã nhận 10% đơn hàng thông qua app Đặt Hàng Di Động và Thanh Toán. Những người mua trên điện thoại di động cũng có xu hướng chi tiêu gấp đôi so với những người không mua trên thiết bị di động.

 

4. Tìm kiếm bằng giọng nói
Càng ngày càng có nhiều người dùng giọng nói để tìm kiếm các sản phẩm trực tuyến, đặc biệt là thế hệ Y, 40% những người này đã dùng trợ lý giọng nói để tìm kiếm trước khi mua hàng. Vào năm 2020, con số này sẽ vượt quá 50%. T 20ki, the number will surpass 50%)cy/the-8-ecommerce-trends-that-will-dominate-2018/article/70196 Làm thế nào để khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm mà không cần ghé thăm một trang web? Các doanh nghiệp cần phát triển một hệ thống sắp xếp danh sách tốt nhất để đáp ứng việc tìm kiếm bằng giọng nói và đảm bảo nội dung của chúng có liên quan đến các câu hỏi và trả lời mà khách hàng có thể dùng khi tìm kiếm sản phẩm. Các loa thông minh trong nhà như Amazon Echo và Google Home càng ngày càng trở nên phổ biến, có thể trong tương lai, điểm tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với một thương hiệu có thể chính là giao tiếp bằng giọng nói – một hình thức hoàn toàn mới.

Kết quả hình ảnh cho tìm kiếm bằng giọng nói

 

5. Tiện lợi và các lựa chọn đa dạng
Khách hàng luôn muốn sự tiện lợi, từ việc chọn địa điểm giao hàng và nhận hàng cho đến việc giao hàng vào ngày hôm sau. Thị trường giao hàng và quy trình hoàn thiện đơn hàng là nơi có rất nhiều cạnh tranh, nhưng nó sẽ sôi động nhiều hơn vào năm 2018. Nếu muốn thành công, các công ty sẽ phải đáp ứng nhanh hơn, hiệu quả hơn và đưa ra nhiều lựa chọn hơn: cho dù đó là thời gian để giao hàng tại nhà hoặc nhận hàng ở một cửa tiệm, càng nhiều càng tốt. Để hỗ trợ khách hàng, chúng tôi sẽ mở rộng quy trình hoàn thiện đơn hàng cũng như mạng lưới giao nhận vào năm 2018, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi cũng đẩy mạnh việc tự động hóa trong kho hàng của mình với các xe tự động như Effibot để nhặt và đóng gói. Người máy giao hàng cũng sẽ được dùng ngày càng nhiều trong mạng lưới của chúng tôi sau khi thử nghiệm thành công bởi công ty anh em Deutsche Post của chúng tôi ở Đức. Mục tiêu của việc này là đáp ứng được mong đợi của khách hàng về việc giao hàng nhanh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa.

 

6. Công nghệ tương tác thực tế ảo (Augmented Reality)
Sau một thời gian dài chờ đợi, việc ra mắt của bộ tai nghe đầu tiên của Magic Leap đã đánh dấu một bước tiến nữa trong cuộc hành trình hướng về mua sắm với AR. Áp dụng cho các dịch vụ trực tuyến, thương mại điện tử có thể trở nên sống động như thật khi AR trở thành xu hướng chủ đạo và các nhà bán lẻ đang rất háo hức về những gì sẽ diễn ra. TechCrunch dự báo, thị trường AR sẽ đạt 83 tỷ đô la vào năm 2021, chủ yếu là do AR trên các thiết bị di động. Và ai sẽ không muốn thử dùng nó? Hãy tưởng tượng bạn có thể thử quần áo trước khi mua chúng, thử các mỹ phẩm trang điểm, nhìn vào một sản phẩm 3D và xem nó phù hợp như thế nào trong nhà bạn? Công ty đồ gỗ Wayfair đã trang bị iOS 11 với ứng dụng AR. “Xem Phòng 3D” cho phép người mua sắm xem đồ nội thất và trang trí 3D trong nhà của họ trước khi mua. Ngày lễ độc thân (Single Day) năm ngoái cũng phối hợp các khía cạnh AR, tạo cho khách hàng cơ hội để giành các phiếu mua hàng trong khi chơi các trò chơi AR tương tự như Pokémon Go. Chúng ta đã nói về nó trong nhiều năm – nhưng năm 2018 có thể là năm mà cuối cùng AR cũng trở thành hiện thực.

 

7. Tiềm năng của những thị trường mới nổi
Với thị trường thương mại điện tử đang phát triển trên khắp thế giới, các doanh nghiệp đang tìm kiếm những thị trường tiềm năng mới. Hiện tại có khoảng một nửa số hộ gia đình Hoa Kỳ có tư cách thành viên chính thức, và gần một nửa dân số Trung Quốc đang tích cực mua sắm trực tuyến, đây là thời điểm để tập trung vào một số vùng địa lý mới. Theo Business Insider, đó là Ấn Độ, Đông Nam Á và Châu Mỹ Latinh. Tỷ lệ thâm nhập thương mại điện tử ở các khu vực này chỉ khoảng 2-6%, làm cho chúng trở thành một mỏ vàng với tiềm năng phát triển. Hơn nữa, các khu vực này được dự kiến là đến năm 2021 sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng hàng năm 31%, 32% và 16%. Ấn Độ có tiềm năng lớn nhất trong thời gian tới đây, nhưng các DNVVN cũng nên để mắt đến các nước ở Đông Nam Á và Châu Mỹ Latinh. Ở khu vực Đông Nam Á, Indonesia hứa hẹn nhiều nhất cho các nhà bán lẻ với việc chính phủ đang mở rộng cửa tiếp đón các nhà đầu tư nước ngoài và dân số đông đảo đang ngày càng sử dụng internet nhiều hơn. Ở LatAm, chúng tôi đã khai thác tiềm năng của Chile. Nước này đạt điểm cao nhất trong Xếp Hạng Môi Trường Kinh Doanh của EIU, bảng xếp hạng so sánh sự hấp dẫn của việc kinh doanh tại 81 quốc gia khác nhau. Chile được chấm điểm 7,8 trong số 10 – cao nhất ở Châu Mỹ Latinh. Trong khi đó, Mexico cũng là một trường hợp khác cần được chú ý nhờ nền kinh tế ổn định và tầng lớp trung lưu gia tăng, ngoài ra là Brazil với tiềm năng to lớn của thị trường trực tuyến đang trên đà phát triển.

 

8. Thách thức dữ liệu của B2B
Tất cả chúng ta đều tập trung vào người tiêu dùng và thói quen của họ trên mạng, chúng ta thường bỏ qua lĩnh vực B2B đang phát triển. Vào năm 2017, theo Statista, “khối lượng hàng hóa tổng cộng của các giao dịch thương mại điện tử theo mô hình B2B dự kiến sẽ đạt 7,66 nghìn tỷ đô la Mỹ, tăng so với mức 5,83 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2013”. Nhưng mặc dù lĩnh vực này đang phát triển mạnh, nó có thể gặp rắc rối. Những người mua B2B là người tiêu dùng giống như chúng ta, và họ đang bắt đầu mong đợi các chức năng như B2C về phương diện đặt hàng trực tuyến. “Sự tăng trưởng của lực lượng lao động thế hệ Y thành thạo kỹ thuật số, sự phổ biến của điện thoại di động và sự cải tiến liên tục của công nhệ thương mại điện tử sẽ tác động mạnh lên lĩnh vực truyền thống chậm chạp B2B, theo báo cáo của Absolutnet. Theo eMarketer, các thương hiệu B2B thành công là do “tập trung về người mua, với một ý tưởng rõ ràng về cách thức quyết định mua sắm của khách hàng”. Thấu hiểu khách hàng là một việc liên quan rất nhiều đến dữ liệu và các thương hiệu B2B mà muốn thành công trong năm 2018 sẽ phải tận dụng nó. Đảm bảo chất lượng dữ liệu, biết cách quản lý và thấu hiểu được nó là những thách thức đối với B2B vào năm 2018.

Kết quả hình ảnh cho dữ liệu b2b

 

 

 

 

 

PÔNG!!

 

 

 

 

Bán hàng thương mại điện tử: 12 công cụ tiếp thị trực tuyến

Bán hàng thương mại điện tử: 12 công cụ tiếp thị trực tuyến "quyền năng"

12:27 PM, 22/01/2019
Có rất nhiều công cụ tiếp thị trực tuyến (digital marketing), nhưng để đạt hiệu quả cao, điều quan trọng là phải chọn đúng công cụ, đặc biệt là khi bán hàng trên một nền tảng thương mại điện tử.
5 mô hình độc đáo đang xâm chiếm thị trường thương mại điện tử

5 mô hình độc đáo đang xâm chiếm thị trường thương mại điện tử

11:22 AM, 02/01/2019
Thị trường ecommerce hiện nay tuy cạnh tranh khốc liệt nhưng vẫn quá khổng lồ và tồn đọng nhiều vấn đề mà không một công ty đơn lẻ nào có thể giải quyết hết.
Kỳ vọng năm 2020 thương mại điện tử chạm ngưỡng 10 tỷ USD

Kỳ vọng năm 2020 thương mại điện tử chạm ngưỡng 10 tỷ USD

11:39 AM, 16/01/2019
Bộ Công Thương kỳ vọng năm 2020 thương mại điện tử sẽ cán mốc 10 tỷ USD, chiếm 5% doanh thu bán lẻ.
“Thế giới ngầm” trong bán lẻ trực tuyến

“Thế giới ngầm” trong bán lẻ trực tuyến

11:54 AM, 27/10/2018
Sự tăng trưởng vượt bậc trong mảng chi tiêu Thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay, với số lượng giao dịch tăng đến 44%, nhưng việc trốn tránh thuế, chuyển ngoại tệ trái phép... như hình thức trong kinh tế ngầm vẫn là nỗi ám ảnh lớn.