Sàn thương mại điện tử là kênh bán hàng hiệu quả nhất

Ngày đăng: 01:38 AM, 25/01/2019 - Lượt xem: 1.3k

Theo kết quả khảo sát nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh Sapo, các kênh bán hàng online như: Facebook, webisite, zalo, sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT)… là những kênh bán hàng hiệu quả nhất.

Theo kết quả khảo sát, các cửa hàng có tỷ lệ doanh thu trong năm 2018 khá cao. Nếu như năm ngoái doanh thu cửa hàng trung bình chỉ khoảng 1,2 tỷ đồng, năm nay doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng là hơn 1,5 tỷ đồng. Trong đó, 39,2% cửa hàng có doanh thu từ các kênh online chiếm nhiều hơn một nửa trong tổng doanh thu. 
Với các cửa hàng có tăng trưởng, doanh thu trung bình 2018 khoảng 1,7 tỷ đồng, trong khi các cửa hàng chia sẻ không tăng trưởng (bằng hoặc thấp hơn năm ngoái) có doanh thu trung bình thấp hơn, chỉ khoảng 1,3 tỷ đồng/năm. 

Xu hướng bán hàng đa kênh phát triển vài năm gần đây, đặc biệt ngày càng rõ nét hơn trong năm 2018 vừa qua. Có tới 97% cửa hàng được khảo sát cho biết họ đang bán hàng trên 2 kênh trở lên, trong đó có tới 54% cửa hàng có bán tối thiểu trên 5 kênh khác nhau. 

Xét về mức độ được sử dụng, Top 5 kênh bán hàng được sử dụng phổ biến nhất của các cửa hàng lần lượt là: Facebook (87%), website (82%), cửa hàng/showroom (80%), đại lý/cộng tác viên (60%) và các sàn giao dịch TMĐT (58%).
Trong số những người sử dụng các kênh bán hàng tương ứng, Facebook cũng là kênh đứng đầu trong top các kênh được đánh giá mang lại hiệu quả tốt, cụ thể có tới 97% cửa hàng có sử dụng đánh giá mang lại hiệu quả tốt, tỷ lệ này ở kênh bán tại cửa hàng là 86%, đại lý/cộng tác viên là 85%, website là 83%. Đặc biệt, tỷ lệ các shop đánh giá sàn giao dịch TMĐT năm 2018 là 73%, tăng cao gấp 2,5 lần so với tỷ lệ các shop đánh giá kênh này hiệu quả trong năm 2015 (chỉ có 27% đánh giá có hiệu quả). 
Cũng theo khảo sát, trong năm 2018, trung bình mỗi cửa hàng chi khoảng 10,4 triệu đồng/tháng để tiếp thị, quảng cáo, tăng hơn 1 triệu đồng/tháng so với năm 2017. Ngân sách trung bình tiếp thị tại cửa hàng là cao nhất - 88 triệu đồng/năm/shop, sau đó lần lượt là website - 79,2 triệu đồng/năm/shop, quảng cáo Facebook - 75,2 triệu đồng/năm/shop và Sàn TMĐT - 58,5 triệu đồng/năm/shop. 
Những con số trên thể hiện sự năng động, tận dụng lợi thế của các kênh bán hàng, đặc biệt là các kênh bán hàng online là điều rất quan trọng đảm bảo sự tăng trưởng cho mỗi doanh nghiệp.

 

 

 

 

PÔNG!!

Mua sắm trực tuyến đang giết chết các nhà bán lẻ truyền thống

Mua sắm trực tuyến đang giết chết các nhà bán lẻ truyền thống

11:00 AM, 05/02/2019
Lazada có kế hoạch mở rộng ở Đông Nam Á, điều này có thể gây rắc rối cho các nhà bán lẻ truyền thống trong khu vực. Với doanh thu giảm do sự bùng nổ của thương mại điện tử, sự suy giảm của các nhà bán lẻ truyền thống có thể sẽ xảy ra.
Thương mại điện tử – Cơ hội để các doanh nghiệp vươn ra thế giới

Thương mại điện tử – Cơ hội để các doanh nghiệp vươn ra thế giới

11:02 AM, 20/12/2018
Theo một cuộc khảo sát gần đây của Bộ Công Thương với 2004 doanh nghiệp trên cả nước cho thấy: 100% doanh nghiệp đã ứng dụng thương mại điện tử ở quy mô và cấp độ khác nhau, 70% doanh nghiệp tham gia các trang thông tin điện tử để mua bán các sản phẩm hàn
Chợ thương mại điện tử: Tràn lan hàng giả, hàng nhái

Chợ thương mại điện tử: Tràn lan hàng giả, hàng nhái

11:07 AM, 21/12/2018
Mua sắm thuận tiện, tiết kiệm thời gian đi lại là những ưu điểm mà thương mại điện tử (TMĐT) đem lại cho người dùng. Tuy nhiên, vì là “siêu chợ” nên website TMĐT cũng là nơi buôn bán hàng giả, hàng nhái.